Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng đối với việc GV thực hiện quy chế chuyên môn đề tài xây dựng một số biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với các hoạt động chuyên môn ở các trường THPT thuộc địa bàn huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. | PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài . Trong hoạt động quản lý kiểm tra đánh giá vừa là biện pháp vừa là một trong 4 chức năng quản lí đó là Hoạch định kế hoạch tổ chức thực hiện chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đánh giá đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn có quyết định quản lý đúng đắn thì phải kiểm tra đánh giá không có kiểm tra đánh giá thì không có quản lý. . Dietel . Herman và . Knuth NCREL Oak Brook 1991 cho rằng Đánh giá có thể ảnh hưởng đến việc xác định về điểm số sự tiến bộ sự sắp xếp nhu cầu giảng dạy và chương trình giảng dạy. Kiểm tra đánh giá là một thành tố không thể thiếu trong hoạt động dạy học đặc biệt là kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn. . Thực hiện quy chế chuyên môn là một trong những hoạt động chuyên môn chủ yếu của GV trong nhà trường. Muốn quản lý hoạt động chuyên môn thì Hiệu trưởng phải kiểm tra việc GV thực hiện quy chế chuyên môn. Không kiểm tra hoặc không kiểm tra đến nơi đến chốn thì sẽ không điều khiển được hoạt động dạy học đúng với mục tiêu yêu cầu đề ra. Quy chế chuyên môn là cơ sở để hiệu trưởng nhà trường phó hiệu trưởng tổ trưởng tổ chuyên môn được giao giúp hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ giáo viên trong mỗi đợt kì và năm học. Là căn cứ để đánh giá xếp loại cán bộ giáo viên theo hướng dẫn của Bộ GD amp ĐT. . Trong thế giới ngày nay hầu hết các quốc gia đều nhận thấy vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia mình. Có thể thấy bài học về sự thành công Thần kỳ của các nền 1 kinh tế Nhật Bản Hàn Quốc Singapo . và một số quốc gia khác. Nhờ đầu tư vào giáo dục các quốc gia này đã đạt được sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội. Một đất nước muốn phát triển thịnh vượng và bền vững trước hết phải hướng tới sự phát triển con người nguồn nhân lực của xã hội động lực của mọi sự phát triển. Ở Việt Nam giáo dục cũng được xác định là quốc sách hàng đầu và đã .