Luận văn trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Việt nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. | MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử nhân loại giáo dục đã không ngừng phát triển và là động lực để phát triển kinh tế xã hội giáo dục đã phục vụ đắc lực cho xã hội kịp thời điều chỉnh quy mô thích ứng nhanh với những yêu cầu của biến đổi nguồn nhân lực. Ngược lại sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội của khoa học kỹ thuật cũng đã tác động trở lại để phát triển giáo dục. Hiện nay các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đều quan tâm cải cách giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập hoá quốc tế hoá. Đây là thời cơ và cũng là thách thức đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt nam . Một mặt nó tạo ra cơ hội cho giáo dục phát triển do nhu cầu về nguồn nhân lực có trí tuệ ngày càng tăng. Mặt khác kinh tế đòi hỏi giáo dục đáp ứng nhu cầu trước mắt và đón đầu định hướng đúng cho tương lai. Nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước tại Đại hội lần thứ VII Đảng ta đã khẳng định Phát triển giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu chủ trương đó được tiếp tục nhấn mạnh trong những Nghị quyết Đại hội Đảng của các nhiệm kỳ tiếp theo và cho đến Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và lần thứ XI đều khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế xã hội của đất nước là phát triển nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo chất lượng nguồn nhân lực phát triển khoa học công nghệ và kinh tế tri thức. Như vậy nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước ta là con người là nguồn nhân lực Việt Nam được phát triển cả về số lượng và chất lượng Trong sự nghiệp phát triển giáo dục quản lý giáo dục chính là khâu then chốt có vai trò đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của giáo dục. 1 Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được diễn ra chủ yếu ở các đơn vị nhà trường. Hoạt động chủ yếu trong các nhà trường là hoạt động