Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ thuật dùng điển cố trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến

Trong thơ Nôm, Nguyễn Khuyến sử dụng điển cố theo hai mục đích khác nhau: điển cố dùng để giao tiếp, châm biếm, đả kích và điển cố dùng để bộc bạch những nỗi niềm thầm kín riêng tư. Tùy theo từng mục đích, mà nghệ thuật sử dụng điển cố của Nguyễn Khuyến đã khác nhiều so với các nhà thơ giai đoạn trước và đem lại hiệu ứng thẩm mỹ cao cho người tiếp nhận. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 17 Số 3 2020 TIẾNG VỌNG TIỀN NHÂN QUA NGHỆ THUẬT DÙNG ĐIỂN CỐ TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN Hà Ngọc Hòa Khoa Ngữ văn Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email hangochoa@ Ngày nhận bài 7 3 2020 ngày hoàn thành phản biện 16 4 2020 ngày duyệt đăng 02 7 2020 TÓM TẮT Trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến sử dụng điển cố theo hai mục đích khác nhau điển cố dùng để giao tiếp châm biếm đả kích và điển cố dùng để bộc bạch những nỗi niềm thầm kín riêng tư. Tùy theo từng mục đích mà nghệ thuật sử dụng điển cố của Nguyễn Khuyến đã khác nhiều so với các nhà thơ giai đoạn trước và đem lại hiệu ứng thẩm mỹ cao cho người tiếp nhận. Từ khóa Nguyễn Khuyến thơ Nôm điển cố. MỞ ĐẦU Sử dụng điển cố thi liệu Hán học là một trong những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca truyền thống. Lớn lên trong Cửa Khổng sân Trình tinh thông thơ phú kinh điển Nho giáo nhà thơ- nhà nho nào cũng thuộc thi liệu Hán học thuộc chuyện xưa tích cũ để dẫn chứng lập luận và lấy đó làm tấm gương đạo đức triết lý sống cho bản thân và điều hành xã hội. Từ trước đến nay có nhiều cách cắt nghĩa giải thích về điển cố và ít nhiều có sự khác nhau giữa các nhà nghiên cứu nhưng tất cả đều nhận thấy điển là tiếng vọng của người xưa của ngày xưa và đã được kiểm định qua lăng kính mỹ học. Để lấy điển cố làm hệ qui chiếu trong bài viết này chúng tôi sử dụng thuật ngữ điển cố theo cách hiểu của nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Loan Điển cố là sự thể hiện cụ thể quan niệm sùng cổ và tính qui phạm trong văn chương của người xưa. Nguyên tắc lặp lại của điển cố đã khẳng định và xác lập những mẫu mực về tư tưởng phong cách và khuôn mẫu về cái đẹp trong văn học. Quan niệm về cái đẹp của điển cố gắn liền với cái đã có cái quen thuộc với truyền thống tồn tại từ lâu đời trong văn học đã thẩm thấu trong người sáng tác lẫn kẻ tiếp nhận. Cho nên sử dụng điển cố trở thành nhiệm vụ của người sáng tác và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật 5 tr. 50 . 1 Tiếng vọng tiền nhân qua nghệ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.