Viên Mai được xem là nhà lý luận phê bình tiên phong bày tỏ sự ngợi ca, ủng hộ con người cá nhân, cá tính trong thơ Trung Quốc. Trong lý luận thơ, Viên Mai luôn đề cao thuyết tính linh, nội hàm thuyết tính linh của ông mang một loạt những nhân tố mỹ học về thi ca như chủ quan sáng tác của thi nhân, quy luật cấu tứ nghệ thuật, tính đặc sắc của hình tượng nghệ thuật và nội dung biểu hiện của thi ca, đặc điểm nghệ thuật biểu hiện và chức năng thẩm mỹ của thi ca, mà phương diện chủ yếu trong đó vẫn là phải phù hợp với thực tế sáng tác. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 17 Số 3 2020 BÀN VỀ NGHỆ THUẬT THƠ CA TRONG TÙY VIÊN THI THOẠI CỦA VIÊN MAI Đỗ Thu Thủy Khoa Ngữ văn Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email Ngày nhận bài 27 8 2020 ngày hoàn thành phản biện 10 12 2020 ngày duyệt đăng 10 12 2020 TÓM TẮT Viên Mai được xem là nhà lý luận phê bình tiên phong bày tỏ sự ngợi ca ủng hộ con người cá nhân cá tính trong thơ Trung Quốc. Trong lý luận thơ Viên Mai luôn đề cao thuyết tính linh nội hàm thuyết tính linh của ông mang một loạt những nhân tố mỹ học về thi ca như chủ quan sáng tác của thi nhân quy luật cấu tứ nghệ thuật tính đặc sắc của hình tượng nghệ thuật và nội dung biểu hiện của thi ca đặc điểm nghệ thuật biểu hiện và chức năng thẩm mỹ của thi ca mà phương diện chủ yếu trong đó vẫn là phải phù hợp với thực tế sáng tác. Trong sáng tác của mình ông chú ý nhiều về sự đa dạng của đề tài và tạo nên dấu ấn phong cách riêng cho thơ ca. Qua đó chúng ta có thể hiểu sâu hơn các tác phẩm của Viên Mai cũng như các tác phẩm văn học trung đại ở Trung Quốc và Việt Nam. Từ khóa Thơ Tùy Viên thi thoại Viên Mai. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Viên Mai 1716 1798 tự là Tử Tài hiệu là Giản Trai người Tiền Đường tỉnh Triết Giang. Ông làm quan dưới thời Càn Long sau khi cáo quan thì cư ngụ dưới chân núi Tiểu Thương Sơn Tùy Viên nên có hiệu là Tùy Viên tiên sinh. Viên Mai có viết văn làm thơ nhưng tên tuổi và ảnh hưởng của ông còn truyền đến hôm nay chủ yếu trong tư cách nhà lí luận và phê bình thơ đặc biệt với tác phẩm Tùy Viên thi thoại. Thi thoại là loại sách tuyển thơ bàn luận về thơ và phép làm thơ nhưng quan trọng nhất là những câu chuyện đi cùng những câu thơ bài thơ được tuyển. Viên Mai phân biệt thi thoại với thi tuyển như sau thi thoại không phải là thi tuyển tuyển thì thơ hay là chọn còn thi thoại thì trước phải có câu chuyện về thơ rồi mới chép thơ 3 tr. 822 . Thi thoại đã phổ biến từ thời Tống và theo giới nghiên cứu Viên Mai là người đưa nó lên đỉnh cao với Tùy Viên