Phát triển nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đi lên từ kinh tế nông nghiệp để đạt được giá trị lớn hơn về kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội và hạn chế ô nhiễm môi trường. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 17 Số 3 2020 PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Phùng Thế Anh Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email anhpt@ Ngày nhận bài 13 11 2020 ngày hoàn thành phản biện 20 11 2020 ngày duyệt đăng 20 11 2020 TÓM TẮT Thế giới ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ô nhiễm môi trường biến đổi khí hậu đã đặt ra những bài toán thách thức đối với nền nông nghiệp toàn cầu. Phát triển nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới đặc biệt là đối với các nước đi lên từ kinh tế nông nghiệp để đạt được giá trị lớn hơn về kinh tế đảm bảo an ninh lương thực an sinh xã hội và hạn chế ô nhiễm môi trường. Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam khi gần 70 cư dân sinh sống ở khu vực nông thôn và bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa từ một nền kinh tế nông nghiệp việc tham khảo những kinh nghiệm thành công trong phát triển nông nghiệp bền vững của Trung Quốc Thái Lan Israel là hết sức quan trọng và cần thiết. Từ khóa Nông nghiệp phát triển bền vững Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển nông nghiệp bền vững ngày nay được thế giới xem như là một thước đo một tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Nông nghiệp trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn là một trong những trụ cột quan trọng để đảm bảo sự ổn định là chỗ dựa vững chắc để các quốc gia vượt qua khó khăn thử thách. Phát triển bền vững là yêu cầu khách quan và là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà là của tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt trình độ phát triển hay đang phát triển. Các cuộc khủng hoảng an ninh lương thực đã xẩy ra trong lịch sử và gần đây nhất là ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 từ cuối tháng 12 2019 đã làm cho quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa nông nghiệp bị giảm .