Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm chế tạo các loại than sinh học, than hoạt tính từ vỏ quả cà phê; Chế tạo các vật liệu tổ hợp giữa than sinh học/than hoạt tính từ vỏ quả cà phê và vật liệu nano MnFe2O4 nhằm xử lý ion Cr(VI) và Ni(II) trong môi trường nước. Làm rõ cơ chế hấp phụ và mô hình hấp phụ ion kim loại nặng trên các VLHP từ vỏ quả cà phê Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - Đỗ Thủy Tiên NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CHẤT HẤP PHỤ SINH HỌC BIO-ADSORBENT TỪ VỎ QUẢ CÀ PHÊ ĐỂ XỬ LÝ KIM LOẠI NẶNG TRONG NƢỚC Chuyên ngành Kỹ thuật môi trường Mã số 9 52 03 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÓA HỌC VẬT LIỆU LUYỆN KIM VÀ MÔI TRƢỜNG Hà Nội 2021 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1 . Ngô Kim Chi Người hướng dẫn khoa học 2 . Trịnh Văn Tuyên Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ . ngày tháng năm 2021. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Nước thải từ các ngành công nghiệp như sản xuất sơn và chất nhuộm các hoạt động khai thác khoáng sản mạ kim loại luyện kim vv. có chứa nhiều chất ô nhiễm điển hình là kim loại nặng như Pb Cd Cr Ni Zn Cu và Fe. Đặc biệt Cr và Ni là những kim loại có tính độc cao đặc trưng của nước thải công nghệ mạ điện. Ô nhiễm kim loại nặng đã được ghi nhận vì vậy loại bỏ các ion kim loại nặng trong nước thải là rất cần thiết. Các phương pháp thông thường để loại bỏ kim loại nặng từ nước thải công nghiệp là kết tủa đông tụ trao đổi ion lắng lọc đồng kết tủa thẩm thấu ngược. Tuy nhiên các quy trình trên có nhược điểm là loại bỏ kim loại không hoàn toàn yêu cầu hóa chất hoặc tiêu tốn năng lượng cao tạo ra bùn độc hại hoặc các chất thải khác. Những năm gần đây việc nghiên cứu chế tạo các chất hấp phụ mới chi phí thấp từ chất thải nông nghiệp để loại bỏ các ion kim loại đã gia tăng. Vỏ cà phê cũng đã được nghiên cứu ứng dụng vào xử lý môi trường ở một số nước và các nghiên cứu ban đầu về sử dụng vỏ quả cà phê như một chất hấp phụ đã có kết quả đáng ghi nhiên các .