Bài viết trình bày quá trình tổng hợp vật liệu có cấu trúc spinen nickel ferrite được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt, sử dụng các muối , Ni(NO3) và glucose như là các tiền chất ban đầu. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 17 Số 2 2020 NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU CÓ CẤU TRÚC NICKEL FERRITE BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY NHIỆT VÀ ỨNG DỤNG XÚC TÁC PHÂN HỦY QUANG HÓA METHYLENE BLUE Hồ Văn Minh Hải1 Nguyễn Thị Hải Ngọc1 2 Lương Văn Tri3 Ngô Thuần4 Dương Viết Quảng5 1Trường Đại học Khoa học Đại học Huế 2Trường THPT Pleiku Tp Gia Lai 3Trường PTTH Lê Lợi Pleiku Tp Gia Lai 4Sở Khoa học và Công nghệ TT Huế 5Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình Email minhhai061186@ Ngày nhận bài 02 3 2020 ngày hoàn thành phản biện 5 3 2020 ngày duyệt đăng 02 4 2020 TÓM TẮT Trong bài báo này chúng tôi trình bày quá trình tổng hợp vật liệu có cấu trúc spinen nickel ferrite được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt sử dụng các muối Ni NO3 và glucose như là các tiền chất ban đầu. Các tỉ lệ mol Fe Ni ảnh hưởng đến cấu trúc hình thái và tính chất của vật liệu đã được khảo sát. Kết quả phân tích nhiễu xạ tia X XRD cho thấy mẫu có tỉ lệ Ni Fe 1 2 được nung ở 500 oC trong 5 h có dạng đơn pha cấu trúc spinen. Vật liệu có độ xốp cao loại từ mềm siêu thuận từ và có khả năng phân hủy xúc tác quang methylene blue trong vùng ánh sáng khả kiến được đánh giá qua khả năng phân hủy dung dịch màu xanh methylene khi chiếu đèn UV-Vis hiệu suất phân hủy hầu như hoàn toàn trong 25 phút chiếu xạ. Từ khóa Nickel ferrite glucose phương pháp thủy nhiệt xúc tác quang phân hủy methylene blue 1. GIỚI THIỆU Spinen nickel ferrite là một oxit phức hợp có công thức hóa học NiFe2O4. Về mặt cấu trúc tinh thể nicken ferrite có cấu trúc lập phương tâm mặt 1 . Chúng là spinen đảo vì cấu hình electron hóa trị của ion Ni2 là 3d8 nên số phối trí thuận lợi là 6. Các ion Ni2 1 Nghiên cứu tổng hợp vật liệu có cấu trúc nickel ferrite bằng phương pháp thủy nhiệt nằm trong các hốc bát diện vị trí B còn ion Fe3 phân bố vào cả hốc bát diện và hốc tứ diện. Ion Ni2 có bán kính 0 78 Å còn ion Fe3 bán kính 0 67Å. Hằng số mạng tinh thể dạng khối của tinh thể NiFe2O4 bằng 8