Nghiên cứu tiềm năng sinh khoáng của granitoid khối Ngọc Tụ, Kon Tum

Đối tượng nghiên cứu là thành tạo granitoid khối Ngọc Tụ phân bố trong phạm vi đới cấu trúc Pô Cô, khối Kon Tum thuộc địa khối Indosinia. Chúng xuyên cắt qua các đá gneis biotit, plagioclas hệ tầng Tắc Pỏ và ở rìa tiếp xúc phổ biến hiện tượng anbit hoá và các đá sừng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 17 Số 2 2020 NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG SINH KHOÁNG CỦA GRANITOID KHỐI NGỌC TỤ KON TUM Đỗ Đức Nguyên1 Nguyễn Văn Niệm1 Bùi Trọng Tấn1 Đinh Công Tiến1 Hồ Thị Thư2 1 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản 2Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Email nguyen180@ Ngày nhận bài 21 9 2020 ngày hoàn thành phản biện 28 9 2020 ngày duyệt đăng 02 10 2020 T ÓM TẮT Đối tượng nghiên cứu là thành tạo granitoid khối Ngọc Tụ phân bố trong phạm vi đới cấu trúc Pô Cô khối Kon Tum thuộc địa khối Indosinia. Chúng xuyên cắt qua các đá gneis biotit plagioclas hệ tầng Tắc Pỏ và ở rìa tiếp xúc phổ biến hiện tượng anbit hoá và các đá sừng. Granitoid của khối thuộc kiểu kiềm vôi cao kali Na2O K2O 5 1-8 4 và thuộc chế độ kiến tạo granit nội mảng. Tỷ lệ K Rb của granitoid dao động từ 88 1 đến 135 2 cho thấy các đá có sự tiến hóa cao và phân dị mạnh dẫn đến có khả năng sinh khoáng cao. Tỷ lệ Sm Eu 2 7-14 2 Zr Hf 11 8- 42 6 và K Rb cho thấy khả năng sinh khoáng thiếc của granitoid khối Ngọc Tụ thấp trong khi đó tỷ lệ Rb Sr 4 1-14 0 Ce Y 2 74-14 26 và chỉ số màu CI 26 58- 58 68 cho thấy granitoid khối Ngọc Tụ có tiềm năng sinh khoáng molybden. Từ khóa Granitoid Ngọc Tụ tiềm năng sinh khoáng. 1. MỞ ĐẦU Các thành tạo granitoid khối Ngọc Tụ phân bố trong phạm vi đới cấu trúc Pô Cô Hình 1 khối Kon Tum thuộc địa khối block Indosinia. Khối được Nguyễn Văn Trang 1985 13 Nguyễn Quang Lộc 1998 9 xác lập vào phức hệ Bà Nà K2 bn trong các công trình đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1 và tỷ lệ 1 . Granitoid khối Ngọc Tụ nói riêng được nhiều công trình nghiên cứu và có quan niệm liên quan đến tiềm năng khoáng hóa thiếc Sn wolfram W . Tuy nhiên chưa có công trình nào khẳng định rõ ràng về khả năng sinh khoáng Sn ở khối Ngọc Tụ mặc dù Dương Đức Kiêm 2006 phát hiện biểu hiện khoáng hóa Sn 8 . Kết quả này dựa theo các tham số địa hóa đới biểu sinh với tài liệu địa hóa đá gốc sử dụng các phương pháp bán định lượng nên không có ý nghĩa xác định .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.