Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đưa ra các khuyến nghị phù hợp về cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam để nâng cao mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức này. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG - NGUYỄN BÍCH NGỌC TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN MỨC ĐỘ BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI SPI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng Mã ngành 9 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội 2021 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1. . ĐÀO VĂN HÙNG 2. . LÊ THANH TÂM Phản biện 1 . Phản biện 2 . Phản biện 3 . Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp cơ sở vào hồi giờ ngày . tháng . năm . tại Học viện Ngân hàng. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Học viện Ngân hàng - Thư viện quốc gia 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Yêu cầu nghiên cứu lý luận Tại các quốc gia trên thế giới và đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung Agnello và cộng sự 2012 Ashta 2010 và xóa đói giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội nói riêng Ledgerwood 2013 Chowdhury 2009 . Tuy nhiên nếu như mức độ tiếp cận với các dịch vụ tài chính cũng như phạm vi dịch vụ bị hạn chế thì lại có thể kìm hãm sự phát triển của cá nhân doanh nghiệp và tỉ lệ người nghèo trong xã hội cũng vì thế mà tăng lên. Chính vì vậy phát triển một hệ thống tài chính toàn diện đáp ứng nhu cầu của tất cả các cá nhân trong xã hội là mục tiêu mà bất kì nền kinh tế nào cũng muốn hướng tới. Trong xu hướng đó đối tượng người nghèo người có thu nhập thấp nhận được sự quan tâm nhiều hơn cả bởi còn nhiều rào cản như trình độ mức độ rủi ro hay giới tính hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính từ khu vực được cấp phép của những đối tượng này. Chính vì vậy vào khoảng thế kỷ thứ 17 tài chính vi mô đã được ra đời nhằm giúp người nghèo dễ dàng tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính. Mô hình này sau đó đã nhanh chóng phát triển và lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể qua quá trình hoạt động số liệu thống kê của Microfinance Barometer .