Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm xác định được vai trò của một số yếu tố như ánh sáng, loại và nồng độ đường, chất điều hòa sinh trưởng thực vật, môi trường khoáng, acid amin và polyamine đối với sự ra hoa của cây T. fournieri in vitro. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN QUÁ TRÌNH RA HOA CỦA CÂY HOA MÕM CHÓ Torenia fournieri L. NUÔI CẤY IN VITRO Chuyên ngành Sinh lý học thực vật Mã số 9 42 01 12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC TP. HCM 2020 Công trình được hoàn thành tại Viện Sinh học Nhiệt đới và Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học GS. TS. Dương Tấn Nhựt TS. Nguyễn Hữu Hổ Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ . ngày tháng năm 202 Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Torenia fournieri được sự quan tâm của các nhà khoa học bằng vẻ đẹp giản dị dễ dàng chăm sóc và có thể được trồng với nhiều mục đích khác nhau như trồng trong chậu ven đường đi trong nhà ngoài trời trồng ở nơi có khí hậu nóng ôn hoà hay lạnh. Ngoài giá trị trang trí T. fournieri với vòng đời ngắn đáp ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường nuôi cấy là một loại cây mô hình thí nghiệm hữu ích cho các nhà nghiên cứu đặc biệt thích hợp cho việc nghiên cứu các hiện tượng sinh lý cơ bản. T. fournieri cũng được sử dụng làm nguồn vật liệu cho các nghiên cứu in vitro như chuyển gene tạo biến dị dòng soma nhân giống vô tính tạo hoa in vitro Mặc dù đã có một số nghiên cứu về sự ra hoa in vitro của cây T. fournieri việc làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa sự ra hoa và các tác động của chất điều hòa sinh trưởng thực vật nguồn carbon môi trường dinh dưỡng khoáng và một số yếu tố khác như polyamine acid amin vẫn là cần thiết để làm sáng tỏ các cơ chế phức tạp của quá trình ra hoa ở loài cây này. Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào cùng với kỹ thuật sinh học phân tử đã góp phần cung cấp thêm những kiến thức về quá trình