Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đặc điểm của lối viết nữ khi thể hiện các chủ đề giới và nội dung giới trong nhiều mối quan hệ bản chất và tương tác để làm thành đặc sắc và thi pháp riêng của truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015. | ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH XUÂN TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM 2000 - 2015 TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN Chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học HỒ THẾ HÀ Huế 2020 Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC HUẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học HỒ THẾ HÀ Phản biện 1 . . Phản biện 2 . . Phản biện 3 . . Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại . Vào hồi .giờ ngày 202. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Trường Đại học Khoa học Đại học Huế - Trung tâm Thông tin tư liệu Đại học Huế MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phong trào đấu tranh nữ quyền đã xuất hiện từ lâu trong đời sống xã hội và trong văn học. Cuộc đấu tranh giành lại vị thế đã mất để tạo dựng lại sự bình đẳng và vị thế mới của nữ giới lần đầu được các nhà nữ quyền luận đúc kết lại thành lý thuyết nữ quyền và cuối cùng người ta gọi là nữ quyền luận hay chủ nghĩa nữ quyền feminism . Phong trào này xuất phát từ ý thức về bản thân của giới nữ được manh nha vào thời kỳ Khai sáng và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XIX đến nay. Vào năm 1949 nữ văn sĩ Pháp Simone de Beauvoir cho xuất bản Giới thứ hai The Second Sex . Đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa nữ quyền trong đời sống xã hội hiện đại nói chung và trong văn học nói riêng. Nghiên cứu về lý thuyết nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền đã được nhiều người chọn làm đề tài nghiên cứu của mình ở từng tác giả tác phẩm nhưng để vận dụng phê bình văn học nữ quyền trong truyện ngắn nữ hiện đại Việt Nam thì vẫn còn ít và chưa chưa có những đề tài tính chuyên sâu. Để hoàn thành luận án chúng tôi chú trọng phân tích các tác phẩm về nữ quyền dựa trên nền tảng lý thuyết phê bình văn học nữ quyền của phương Tây khi áp dụng vào truyện ngắn nữ Việt Nam để tìm hiểu những đặc thù riêng về tâm lý văn hóa dân tộc thông qua hình tượng và diễn ngôn tác phẩm. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.