Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lịch sử thế giới: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á về chính trị - ngoại giao (1947-1964)

Mục tiêu của luận án là làm rõ sự tiến triển trong mối quan hệ của Ấn Độ với một số nước ĐNA trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao giai đoạn 1947-1964. Trên cơ sở đó, chúng tôi rút ra những thành tựu, hạn chế, đặc điểm chủ yếu cũng như phân tích tác động của mối quan hệ này đối với sự phát triển của hai phía và khu vực. | 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau khi Chiến tranh thế giới CTTG thứ hai kết thúc tình hình quốc tế có những chuyển biến quan trọng đặc biệt là sự xuất hiện của Chiến tranh lạnh CTL với sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ và sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc GPDT bảo vệ độc lập dân tộc ĐLDT ở các nước Á - Phi - Mỹ La tinh. Với những mức độ khác nhau những đổi thay nhanh chóng trên đây đã ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như quan hệ quốc tế QHQT của mọi khu vực mọi quốc gia dân tộc trên thế giới. Là những bộ phận không thể tách rời trong quỹ đạo chung đó quan hệ của Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á ĐNA trong giai đoạn 1947-1964 cũng chịu tác động sâu sắc từ những biến động này. Ấn Độ và các nước ĐNA là những thực thể ở khu vực châu Á vốn có những mối liên hệ văn hóa từ trong quá khứ sự tương đồng trong lịch sử khi cùng trở thành đối tượng xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân CNTD . Tuy nhiên dưới thời thuộc địa mối quan hệ của Ấn Độ và các nước ĐNA khó có điều kiện để phát triển. Sau khi giành được quyền tự trị năm 1947 từ tay thực dân Anh Ấn Độ nhận thức sâu sắc rằng chỉ có hòa bình mới giúp Ấn Độ đối phó hiệu quả trước những khó khăn thách thức nghiêm trọng về an ninh chính trị kinh tế - xã hội cũng như đảm bảo được thành công cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Từ đó hài hòa thu hẹp các bất đồng thông qua thương lượng không dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp là chính sách mang tính nhất quán của Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Jawaharlal Nehru - Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Ấn Độ 1947-1964 . Với đường lối đối ngoại mà chính phủ Ấn Độ theo đuổi dựa trên tinh thần cơ bản là hòa bình không liên kết chống chủ nghĩa thực dân chủ nghĩa đế quốc đất nước này đã có vai trò quan trọng đối với phong trào đoàn kết các dân tộc ở Á - Phi Phong trào không liên kết KLK trong cuộc đấu tranh giành ĐLDT. Tinh thần và vai trò ấy trở thành cơ sở quan trọng cho quan hệ đối ngoại của Ấn Độ với thế giới nói chung và với ĐNA nói riêng dưới thời J.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.