Trên cơ sở lý luận về công tác quản lý dự án đầu tư, phân tích đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở Tổng Công ty Điện lực Miền Nam và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở Tổng Công ty. Mời các bạn tham khảo! | PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây công tác quản lý đầu tư xây dựng đã trở thành quen thuộc đối với các nhà quản lý các cấp có rất nhiều hoạt động trong tổ chức cơ quan doanh nghiệp được thực hiện theo hình thức dự án. Phương pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng ngày càng trở nên quan trọng và nhận được sự chú ý ngày càng tăng trong xã hội. Điều này một phần do tầm quan trọng của công tác quản lý đầu tư trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Để phát triển được nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý nhà nước ta đòi hỏi một sự đổi mới mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng là một yêu cầu rất quan trọng. Công tác nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cả trên phương diện tài chính cũng như hiệu quả kinh tế xã hội đòi hỏi phải quản lý tốt quá trình đầu tư bao gồm tất cả các giai đoạn từ nghiên cứu cơ hội đầu tư đến giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư. Vậy công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng và nội dung phương pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư là vô cùng quan trọng. Một trong những giải pháp đổi mới công tác quản lý dự án giúp các doanh nghiệp có điều kiện nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng là phải có giải pháp nhằm hạn chế tối đa các trình trạng yếu kém tồn tại trong từng giai đoạn trong quá trình chuẩn bị đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng. Các giải pháp nhằm hạn chế các yếu kém tồn tại trong lĩnh vực đầu tư xây dựng phải được tiến hành đồng bộ và thường xuyên. Để thực hiện có hiệu quả trước hết phải xây dựng các biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thực hiện quản lý đầu tư xây dựng. 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua vốn đầu tư của Nhà nước liên tục gia tăng và chiếm tỷ lệ khoảng 30 GDP qua đó đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng về cơ sở vật chất kỹ thuật thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng năng lực sản xuất cải thiện văn minh đô .