Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tổng hợp cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và qua đó đề xuất khuyến nghị một số giải pháp nhằm giải quyết một số hạn chế, góp phần đẩy mạnh công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng, hướng đến gần mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản KBNN Đà Nẵng không thực hiện giao dịch bằng tiền mặt. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ PHÚC THỊNH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. NGUYỄN NGỌC VŨ Phản biện 1 . Võ Thị Thúy Anh Phản biện 2 TS. Trần Ngọc Sơn Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với sự phát triển kinh tế - xã hội thanh toán bằng tiền mặt không đáp ứng hết được nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế nên sự ra đời và phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt TTKDTM là tất yếu. TTKDTM có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế trong việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông giảm bớt khoản chi phí xã hội tập trung nguồn vốn nhanh chóng bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành trôi chảy. Kho bạc Nhà nước KBNN là một thành viên tham gia vào hệ thống thanh toán của nền kinh tế và cung ứng về thanh toán trong khu vực công. TTKDTM qua KBNN có tác dụng lớn đối với quản lý Ngân sách Nhà nước NSNN tập trung nhanh chóng đầy đủ khoản thu vào NSNN và chi NSNN kịp thời chặt chẽ đúng quy định đến các đơn vị cá nhân sử dụng ngân sách tạo minh bạch trong chi tiêu của Chính phủ hạn chế tiêu cực tham nhũng. Theo xu hướng phát triển chung của thế giới cũng như những lợi ích mà TTKDTM đem lại Việt Nam đã và đang nỗ lực đẩy mạnh quá trình TTKDTM. Ngày 30 12 2016 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545 2016 QÐ-TTg phê duyệt Ðề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10 vào cuối năm 2020. Thực hiện chủ trương của Chính phủ Bộ Tài chính ban hành .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.