Bài viết này tập trung phân tích bản chất của đánh giá quá trình và những tác động của nó đối với việc thúc đẩy hoạt động học tập độc lập trong giáo dục đại học. Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã tiến hành, tác giả đề xuất mô hình đánh giá và hệ thống các giải pháp giúp sinh viên tự chịu trách nhiệm về việc học của chính mình, nghĩa là trở thành những người học độc lập. | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3 2016 55 THÚC ĐẨY HỌC TẬP ĐỘC LẬP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THÔNG QUA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH Ngô Hải Chi1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt Bài viết này tập trung phân tích bản chất của đánh giá quá trình và những tác động của nó đối với việc thúc đẩy hoạt động học tập độc lập trong giáo dục đại học. Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã tiến hành tác giả đề xuất mô hình đánh giá và hệ thống các giải pháp giúp sinh viên tự chịu trách nhiệm về việc học của chính mình nghĩa là trở thành những người học độc lập. Tác giả hy vọng nghiên cứu bước đầu này sẽ gợi mở những giải pháp mới và hiệu quả cho những nghiên cứu sâu hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Từ khóa học tập tích cực đánh giá đánh giá quá trình giáo dục đại học học tập độc lập. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đào tạo theo hướng phát triển năng lực người học đã và đang trở thành xu thế tất yếu và phổ quát của giáo dục thế giới. Trong đó năng lực quan trọng nhất giúp người học có thể học tập suốt đời làm giàu tiềm năng của bản thân đáp ứng kịp thời các yêu cầu đa dạng và biến đổi không ngừng của xã hội chính là năng lực học tập độc lập. Học tập độc lập là hoạt động nền tảng để phát triển các năng lực khác của mỗi người. Xuất phát từ triết lí đánh giá để phát triển học tập assessment for learning hay đánh giá vì sự tiến bộ của người học đánh giá quá trình formative assessment có tác động to lớn trong việc thúc đẩy hoạt động học tập độc lập của người học giúp người học phát hiện mình đang ở đâu đã thay đổi thế nào đã đạt được gì trên con đường tiến tới mục tiêu học tập cá nhân để tự điều chỉnh và thích nghi. Tuy vậy thực tế đào tạo tại các trường đại học hiện nay cho thấy các giảng viên chỉ mới chú trọng khâu đánh giá tổng kết qua các bài thi kết thúc học phần khóa luận bài thi tốt nghiệp mà chưa thật sự coi trọng việc đánh giá quá trình. Các hoạt động đánh giá quá trình vẫn phần nhiều hướng tới việc phân loại chứng minh người học đã đạt được một mức 1 Nhận bài ngày gửi phản biện và duyệt