Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giảng dạy môn Lịch sử nói riêng, giáo viên cần phải biết đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Bài viết đề xuất một số hình thức tổ chức trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở lớp 6 - bậc Trung học Cơ sở. | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3 2016 154 TỔ CHỨC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở LỚP 6 - BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thị Thanh Thúy1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung chất lượng giảng dạy môn Lịch sử nói riêng giáo viên cần phải biết đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Tổ chức trải nghiệm sáng tạo chính là cơ hội để học sinh được khám phá tìm tòi bộc lộ khả năng huy động kiến thức kĩ năng giải quyết các vấn đề gắn với cuộc sống mở rộng không gian nhà trường ra ngoài khuôn khổ lớp học. Trên cơ sở tìm hiểu đặc trưng quy trình của hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ đặc thù của bộ môn Lịch sử chúng tôi đề xuất một số hình thức tổ chức trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở lớp 6 - bậc Trung học Cơ sở. Từ khóa lịch sử tổ chức trải nghiệm sáng tạo trung học cơ sở. 1. MỞ ĐẦU Nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nước nhà đặc biệt đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 đặt ra không chỉ cho các nhà biên soạn sách giáo khoa các môn học mà còn cho đội ngũ giáo viên sinh viên học sinh những nhiệm vụ nặng nề. Trong các môn học ở bậc Trung học Cơ sở THCS bộ môn Lịch sử ngày càng có vai trò ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục ý thức truyền thống niềm tự hào dân tộc tinh thần và bản lĩnh ứng phó phù hợp với những biến động lớn của nhân loại thời kì hội nhập. Mục tiêu của môn lịch sử ở trường THCS là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử dân tộc và thế giới làm cơ sở cho việc hình thành thế giới quan khoa học giáo dục lòng yêu quê hương đất nước truyền thống dân 1 Nhận bài ngày gửi phản biện và duyệt đăng ngày . Liên hệ tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy Email thanhthuythanhthuy31883@ TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3 2016 155 tộc hình thành ở học sinh kĩ năng học tập các năng lực tư duy hành động có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống. Tuy nhiên những nhận thức quan niệm sai lệch về vị trí vai trò của Khoa học Lịch sử và môn