Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Thực hiện quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm chỉ ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện tốt các quyền chính trị cho phụ nữ ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo! | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Nguyễn Thị Tố Uyên THỰC HIỆN QUYỀN CHÍNH TRỊ CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC 1 Hà Nội - 11 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN THỰC HIỆN QUYỀN CHÍNH TRỊ CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành Chính trị học Mã số 62 31 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC 2 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC . PHÙNG HỮU PHÚ Hà Nội - 11 2020 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử đã chứng minh phụ nữ có vai trò rất quan trọng với sự phát triển của đời sống xã hội trên mọi lĩnh vực. Song sự phân biệt đối xử với phụ nữ luôn tồn tại. Phụ nữ thường bị giới hạn trong những công việc gia đình và thiên chức làm mẹ không được tạo điều kiện tham gia các hoạt động xã hội không được ghi nhận về khả năng tham gia lãnh đạo quản lý đặc biệt ở lĩnh vực chính trị. Đấu tranh cho quyền của phụ nữ đã trở thành một vấn đề mang tính thời đại là mối quan tâm của các chính quyền các nhà lãnh đạo các nhà nghiên cứu và của toàn xã hội. Nhiều văn kiện và văn bản mang tính quốc tế đã xác định và đề cao quyền và quyền chính trị của phụ nữ cũng như việc xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ coi đó như là trách nhiệm của nền văn minh thế giới. Cuộc đấu tranh cho quyền của phụ nữ nói chung và quyền chính trị của phụ nữ nói riêng đã góp phần chống lại bất bình đẳng giới và tạo ra một sự công bằng có ý nghĩa rất lớn với loài người. Hãy trao quyền cho phụ nữ đã và đang trở thành một khẩu hiệu để các quốc gia các vùng lãnh thổ và người dân đi tìm một tầng lớp lãnh đạo mới cho mình. Đảng cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời năm 1930 đã đề ra một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam đó là nam nữ bình quyền . Chủ trương không phân biệt đối xử với phụ nữ ở Việt Nam đã được thể hiện đậm nét trong đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước. Đó chính là điều kiện đảm bảo quyền của phụ nữ trên mọi phương diện. Một trong số các .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
48    79    1    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.