Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm rõ thực chất sự chuyển đổi mô hình dạy học trong bối cảnh hiện nay, từ đó định vị nền giáo dục Việt Nam trong sự chuyển đổi đó. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận án này. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN MINH HIẾU SỰ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH DẠY HỌC TỪ TRUYỀN THỤ SANG KIẾN TẠO Chuyên ngành CNDVBC amp CNDVLS Mã số 62 22 03 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội 2020 1 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Người hướng dẫn khoa học GS. Tô Duy Hợp Phản biện Phản biện . Phản biện . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . vào hồi giờ ngày tháng năm 20. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cải cách đổi mới giáo dục là một trào lưu một xu thế diễn ra sôi động trên toàn thế giới bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ XX và đến nay vẫn còn tiếp tục. Động cơ thúc đẩy cuộc cải cách này là sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp từ trình độ cổ điển sang trình độ hiện đại của nó gắn liền với nền kinh tế tri thức và bối cảnh toàn cầu hóa. Yêu cầu mới về nguồn nhân lực buộc giáo dục phải có sự thay đổi kéo theo đó là sự chuyển đổi của các mô hình dạy học. Các nước công nghiệp phương Tây là những nước đi đầu trong tiến trình này tiếp đó là các nước phát triển ở khu vực châu Á. Trong quá trình đó nhiều mô hình dạy học đã lần lượt ra đời như mô hình kiểu Mỹ kiểu Châu Âu kiểu Phần Lan kiểu Nhật Bản trở thành niềm cảm hứng và kinh nghiệm quý giá cho các nước đi sau trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên do gắn với những đặc điểm cụ thể việc vận dụng các mô hình này không phải dễ dàng khi đưa vào quốc gia khác. Do đó việc đúc rút những mô hình dạy học mang tính chung khái quát đồng thời tìm hiểu xu hướng vận động của nó trong bối cảnh mới hiện nay cho phép quá trình vận dụng trở nên linh hoạt mà vẫn không đi chệch xu thế là là một yêu cầu cấp thiết. Mặt khác sự đổi mới giáo dục không phải chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu kinh tế mà còn do những nhu cầu nội tại. Dòng chảy tư tưởng giáo dục sở