Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc giữ chân nhân viên tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam và mức độ tác động của từng yếu tố đó đến việc giữ chân nhân viên; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc giữ chân nhân viên tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ DƢƠNG HIỂN TRUNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số Đà Nẵng - Năm 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH TS. NGUYỄN QUỐC TUẤN Phản biện 1 TS. Nguyễn Thị Bích Thủy Phản biện 2 TS. Lâm Minh Châu Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 8 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế với điều kiện khắc nghiệt của thương trường thì cạnh tranh về nguồn nhân lực luôn là vấn đề quan trọng của mỗi công ty. Nguồn nhân lực chính là nguồn tài sản quý giá nhất là yếu tố quyết định sự thành bại của họ trong tương lai. Nhân viên chính là khách hàng nội bộ của các tổ chức đáp ứng các yêu cầu công việc hiện tại và sẵn sàng hợp tác với tổ chức để thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Bởi vậy các công ty luôn tìm cách để duy trì và phát triển nguồn nhân lực của mình. Tuy nhiên hầu như các công ty đang đối mặt với rất nhiều vấn đề trong việc giữ nhân viên ở lại làm việc tại tổ chức vì đôi khi việc thuê những người am hiểu công việc là điều cần nhưng giữ họ thậm chí còn quan trọng hơn Shivangee và Pankaj 2011 . Hiện nay nhân viên do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đào tạo được đánh giá rất tốt chất lượng cao và được nhiều đối thủ cạnh tranh săn đón nên việc ra đi của nhân viên sẽ là những tổn thất không nhỏ cho Ngân hàng đặc biệt là khi họ chuyển sang làm việc cho một Ngân hàng đối thủ. Thực tế trong thời gian qua công tác giữ chân đối với nhân viên thường xuyên được Ngân hàng quan tâm thực hiện. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mục tiêu trong thời gian đến .