Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích và dự báo mức độ tác động của việc thực thi VJEPA đối với toàn nền kinh tế Việt Nam, đến cơ cấu ngành kinh tế, thu ngân sách của chính phủ và phúc lợi của các nhóm hộ gia đình. Rút ra các hàm ý chính sách nhằm tận dụng cơ hội và giảm thiểu những thiệt hại nếu có từ việc thực thi VJEPA, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao phúc lợi Hộ gia đình. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUỲNH THỊ DIỄM TRINH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM NHẬT BẢN ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH . Nguyễn Mạnh Toàn Phản biện 1 PGS. TS. TRƯỜNG HỒNG TRÌNH Phản biện 2 . BÙI ĐỨC TÍNH Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng vào ngày 24 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau đổi mới kinh tế năm 1986 Việt nam bắt đầu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán 16 Hiệp định thương mại tự do FTA trong đó có 10 FTA đã có hiệu lực. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản VJEPA là hiệp định FTA song phương đầu tiên của Việt Nam được ký kết 25 12 2008 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 10 2009. Hiệp định VJEPA không những chỉ tập trung vào tự do hóa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ mà còn thỏa thuận hợp tác về đầu tư và các hợp tác kinh tế khác giữa hai nước. Tham gia vào các FTA nói chung VJEPA nói riêng mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế như 1 mở rộng thị trường thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội tạo việc làm 2 tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế và 3 làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế. Tuy nhiên thực hiện các FTA có thể tìm ẩn các nguy cơ cho nền kinh tế như 1 làm gia tăng cạnh tranh khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn thậm chí là phá sản 2 làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những