Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong các chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong các chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc. Mời các bạn cùng tham khảo! | HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THIÊM NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO VÙNG TÂY BẮC Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hµ NéI 2020 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học . Nguyễn Phượng Lê Phản biện 1 TS. Nguyễn Hải Hữu Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam Phản biện 2 PGS. TS. Trần Đình Thao Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3 . Nguyễn Khánh Doanh Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi . ngày . tháng . năm 2020 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tỷ lệ nghèo của vùng Tây Bắc hiện tại là 31 24 cao hơn 3 lần tỷ lệ nghèo bình quân chung và cao nhất trên cả nước theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020. Tây Bắc được coi là lõi nghèo của cả nước. Hỗ trợ phát triển nông nghiệp PTNN được đặt lên hàng đầu với nhiều hạng mục ở Tây Bắc. Tuy nhiên PTNN của vùng còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng. Tỷ lệ lao động nông nghiệp của vùng Tây Bắc chiếm 50 tổng số lao động. Thu nhập bình quân người từ nông nghiệp chiếm gần hơn 20 tổng thu nhập trong khi cả nước tỷ lệ này là 13 31 . Nông nghiệp vẫn là sinh kế chính đóng vai trò quan trọng trong phát triển KTXH và giảm nghèo vùng Tây Bắc trong thời gian tới. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế của các chính sách hỗ trợ phát triển trong giảm nghèo. Nguyên nhân cơ bản nhất là thực hiện chính sách còn nhiều bất cập do chồng chéo về đối tượng nguồn lực phân tán công tác lập kế hoạch còn yếu. Các chỉ số đo lường kết quả chính sách cũng như mục tiêu chính sách không được xây dựng cụ thể hóa sự can thiệp. Nghiên cứu đánh giá chính sách chủ yếu thực hiện một