Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành Tiểu thủ công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo! | HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM NGỌC TÙNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành Kinh tế phát triển Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI 2019 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học 1. . Ngô Thị Thuận 2. . Nguyễn Hữu Đạt Phản biện 1 . Nguyễn Thị Minh Hiền Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2 . Bùi Văn Huyền Viện Kinh tế Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Phản biện 3 . Lê Quốc Hội Trường Đại học Kinh tế quốc dân Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi phút ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sau 20 năm tái lập tỉnh 1997 Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kinh tế phát triển toàn diện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh GRDP luôn duy trì ở mức hai con số tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2016 2018 đạt hơn 16 năm. Sản xuất công nghiệp và TTCN tăng trưởng cao giá trị sản xuất theo giá hiện hành ước 143 nghìn tỷ đồng theo giá so sánh năm 2010 đạt gần 126 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng năm 2018 khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm hơn 76 dịch vụ chiếm khoảng 17 nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm gần 3 0 Cục Thống kê Bắc Ninh 2019 . Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đáng kể hoạt động sản xuất kinh doanh TTCN còn có hạn chế đang đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi có những định hướng và giải pháp trung và dài hạn đặc biệt là nguồn nhân lực trong ngành TTCN. Để thúc đẩy sự phát triển ngành nghề TTCN của tỉnh theo hướng hội nhập thì chất lượng nguồn nhân lực NNL có vai trò quan trọng. Trong sản xuất sản phẩm TTCN muốn nâng cao kết quả hiệu quả kinh tế thì đầu tư vào khoa học công nghệ là chưa đủ mà cần phát triển NNL một cách toàn diện tương xứng với các phương tiện đó Vì vậy con người là yếu tố