Giải thế tục hóa: Khái niệm và sự kiện (Từ góc độ Xã hội học)

Bài viết tiến hành nghiên cứu tài liệu, nhằm tiếp tục làm rõ khái niệm giải thế tục hóa từ quan điểm ban đầu của Peter Berger cho đến quan điểm của Vyacheslav Karpov và đồng thời muốn tìm hiểu trong thực tiễn, khái niệm này đã được hiểu như thế nào trong việc áp dụng một số chính sách có liên quan đến tôn giáo ở một số nước. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 2019 3 NGUYỄN XUÂN NGHĨA GIẢI THẾ TỤC HÓA KHÁI NIỆM VÀ SỰ KIỆN từ góc độ Xã hội học Tóm tắt Khởi đầu bởi P. Berger khái niệm giải thế tục hóa desecularization bắt đầu được giới khoa học xã hội sử dụng rộng rãi từ cuối thế kỷ XX. Dần dần khái niệm này được hiệu chỉnh phát triển để mô tả một khía cạnh của tôn giáo trong xã hội hiện đại. Bài viết nêu quá trình giải thế tục ở một số nước Phương Tây Đông Âu Trung Quốc và đặc biệt ở Nga cho thấy quá trình thế tục hóa và giải thế tục hóa mặc dù đối nghịch nhưng đồng thời cùng xảy ra. Nhìn tổng quát có hai mô hình giải thế tục hóa từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Và như P. Berger đã nêu nghiên cứu mối tương quan biện chứng giữa quá trình thế tục hóa và giải thế tục hóa là một chức năng của xã hội học tôn giáo hiện đại. Từ khóa Tôn giáo xã hội hiện đại thế tục hóa giải thế tục hóa. Dẫn nhập Một trong những đối tượng nghiên cứu của xã hội học tôn giáo là mối tương quan giữa xã hội hiện đại và tôn giáo mà một chủ đề đã làm tốn nhiều giấy mực từ những năm 1970 cho đến hiện nay là quá trình thế tục hóa - được hiểu như là quá trình qua đó vai trò xã hội của tôn giáo giảm sút hoặc còn hơn thế nữa có tác giả khẳng định là đang đi đến sự tàn lụi. Thế nhưng từ cuối thế kỷ XX cuốn sách mang tựa đề Giải thế tục hóa Một cái nhìn toàn cầu1 Peter Berger đã đưa ra khái niệm giải thế tục desecularization để nói đến những biểu hiện rất đa dạng của sự trỗi dậy của tôn giáo trên thế giới trong khoảng thời gian vài thập niên trở lại đây. Cũng cần nhắc lại P. Berger chính là một trong những cột trụ Khoa Xã hội học Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài 3 01 2019 Ngày biên tập 14 01 2019 Ngày duyệt đăng 25 01 2019. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2019 của lý thuyết thế tục hóa và là người trong thập niên 1960 đã đưa ra nhận định Vào thế kỷ XXI các tín đồ tôn giáo có thể chỉ còn được tìm thấy trong các nhóm tôn giáo nhỏ họ túm tụm sống với nhau để kháng cự lại một nền văn hóa thế tục mang tính toàn cầu 2. Thế nhưng cũng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
52    68    1    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.