Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khái quát cơ sở lí luận của vấn đề tiếp cận giáo dục đại học; Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục đại học tại thành phố Đà Nẵng; Đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục đại học hiện nay. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC amp CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CHO HỌC SINH HIỆN NAY NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Mã số B2018-ĐN03-25 Chủ nhiệm đề tài TS. Hà Văn Hoàng Đà Nẵng 2020 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Tên đề tài Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục đại học cho học sinh hiện nay nghiên cứu trường hợp tại thành phố Đà Nẵng 2. Mã số đề tài B2018-ĐN03-25 3. Cơ quan quản lý đề tài Quỹ Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng 4. Cơ quan chủ trì đề tài Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 5. Thời gian thực hiện tháng 8 2018 đến tháng 7 2020 6. Ban chủ nhiệm đề tài - Chủ nhiệm TS. Hà Văn Hoàng - Thư ký ThS. Lê Thị Lâm - Thành viên TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 7. Các cộng tác viên 8. Các cơ quan phối hợp - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng - 7 trường THPT tại 7 quận huyện thành phố Đà Nẵng - Phòng Đào tạo Công tác sinh viên của 5 trường Đại học thành viên thuộc ĐH Đà Nẵng Trường Đại học Bách khoa Trường Đại học Sư phạm Trường Đại học Kinh tế trường Đại học Ngoại ngữ và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Việc tiếp cận giáo dục ở trình độ cao của các tầng lớp dân cư được xem là công cụ để tăng trưởng kinh tế. Một mặt trình độ dân trí càng cao càng tác động lớn đến mức thu nhập của họ. Mặt khác giáo dục còn là một trong những kênh của sự di động xã hội các cá nhân. Chính vì vậy giáo dục là phương cách làm giàu cho xã hội và cá nhân. Tiếp cận giáo dục đại học là khả năng vào học đại học và hoàn thành khoá học của người học trên cơ sở năng lực cá nhân mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế - xã hội của họ. Tuy nhiên trên thực tế việc tiếp cận nguồn lực giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học của các nhóm dân cư rất khác nhau nhất là trong bối cảnh thị trường kinh tế có nhiều biến động đòi hỏi nguồn .