Nội dung chính của đề tài: Nghiên cứu đặc điểm của các chủng vi khuẩn S. iniae phân lập từ cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của cá chẽm đối với vi khuẩn S. iniae. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cá chẽm đối với vi khuẩn S. iniae. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vi khuẩn bất hoạt trong phòng bệnh do S. iniae gây ra ở cá chẽm. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển tuyến ức của cá chẽm | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG - - TRẦN VĨ HÍCH NGHIÊN CỨU ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CÁ CHẼM CON Lates calcarifer Bloch 1790 ĐỐI VỚI VI KHUẨN Streptococcus iniae LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP NHA TRANG 2014 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG - - TRẦN VĨ HÍCH NGHIÊN CỨU ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CÁ CHẼM CON Lates calcarifer Bloch 1790 ĐỐI VỚI VI KHUẨN Streptococcus iniae Chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản Mã số 62 62 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Hữu Dũng NHA TRANG 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. các kết quả thu được trong luận án này là kết quả nghiên cứu của dự án Bệnh ở cá chẽm thuộc hợp phần II dự án SRV-2701 do Na Uy tài trợ mà tôi là một thành viên tham gia thực hiện dự án với tư cách là một nghiên cứu sinh theo kế hoạch hoạt động đào tạo của dự án. Tôi đã được Chủ nhiệm dự án cho phép sử dụng tất cả số liệu nghiên cứu được cho luận án tiến sĩ của mình. Tôi xin cam đoan các kết quả số liệu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. NGHIÊN CỨU SINH Trần Vĩ Hích i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang Khoa Nuôi trồng Thủy sản Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học dự án SRV 2701 đã quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu sinh. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng người đã định hướng nghiên cứu và trực tiếp khuyên bảo và giúp đỡ giải quyết những khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình thực hiện đề tài giúp tôi hiểu rõ hơn về giá trị của nghiên cứu khoa học. Xin cám ơn Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Thị Hòa người đã dìu dắt tôi từ những ngày đầu chập chững trên con đường nghiên cứu khoa học và không ngừng dõi theo từng bước chân của tôi. Chính Cô và Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Mão là những người đã tạo cơ hội cho tôi trở lại con đường nghiên cứu khoa học. Cho phép tôi kính gửi lòng biết ơn chân .