Quyết định số 386/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (sau đây gọi là Cuộc vận động) giai đoạn 2021-2025. Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; | THỦ TƯỚNG CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHỦ Độc lập Tự do Hạnh phúc Số 386 QĐ TTg Hà Nội ngày 17 tháng 3 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC GẮN VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 2025 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019 Căn cứ Thông báo số 264 TB TW ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Ban chấp hành Trung ương về Kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam Căn cứ Chỉ thị số 24 CT TTg ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam Căn cứ Kết luận số 107 KL TW ngày 10 tháng 4 năm 2015 của Ban Bí thư về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam sau đây gọi là Cuộc vận động giai đoạn 2021 2025 với những nội dung chủ yếu sau đây A. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 1. Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động với mục đích lâu dài nhằm khơi dậy niềm tự hào hàng Việt Nam giúp nhận thức đúng khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam chất lượng mẫu mã giá thành của sản phẩm hàng hóa dịch vụ Việt Nam sau đây gọi tắt là hàng Việt Nam xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam dựa trên tinh thần yêu nước ý chí tự lực tự cường tự tôn dân tộc. 2. Phát triển thị trường trong nước đối với hàng Việt Nam trong mối quan hệ với phát triển thị trường và thương mại cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối do các doanh nghiệp trong nước làm hạt nhân tạo điều kiện đưa các dịch vụ hàng hóa thiết yếu