Mục tiêu chính của luận án là làm sáng tỏ ảnh hưởng của các yếu tố thủy động lực học và hình học tới vận tốc dòng chảy do sóng tại chân kè đá đổ; Xác định công thức tính toán vận tốc dòng chảy lớn nhất tại chân kè, từ đó chọn ra giải pháp thiết kế kết cấu kiện bảo vệ chân kè đá đổ khi có và không có mố nhám. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI PHẠM VĂN LẬP NGHIÊN CỨU VẬN TỐC DÒNG CHẢY DO SÓNG TẠI CHÂN KÈ NÔNG TRONG THIẾT KẾ CHÂN KÈ ĐÁ ĐỔ ÁP DỤNG CHO ĐÊ BIỂN CÁT HẢI HẢI PHÒNG Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy Mã số chuyên ngành 9580202 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT NĂM 2019 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi Người hướng dẫn khoa học Lê Xuân Roanh 1 . Lê Xuân Roanh Ngô Trí Viềng Phản biện 1 Trần Đình Hòa Phản biện 2 Phùng Đăng Hiếu Phản biện 3 Trần Thanh Tùng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại . . vào lúc 14 00 giờ ngày 21 tháng 6 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có đường bờ biển dài trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và thường xuyên chịu tác động của bão. Số cơn bão xuất hiện trong năm từ 6 đến 10 lần và đặc biệt trong những năm gần đây bão có thể xuất hiện vào thời gian sớm hoặc muộn với cấp gió khá lớn. Thực tế trong những năm qua các tuyến đê kè biển sau mỗi trận bão kết cấu của thân đê kè và chân đê kè đều bị ảnh hưởng dẫn đến kinh phí tu bổ đê kè biển sau bão khá lớn. Chân kè bảo vệ mái phía biển có các dạng chính như Chân kè nổi chân kè nông chân kè sâu. Nếu theo hình thức sử dụng vật liệu có thể kể ra như chân kè bằng thảm đá chân kè bằng ống buy bên trong chèn đá hộc chân kè bằng cọc và bản bê tông cốt thép chân kè bằng cừ bản thép hoặc bê tông Trong tính toán kích thước viên đá theo TCVN 9901 2014 đã sử dụng công thức do Izobat đề xuất công thức này mới kể đến 3 yếu tố chiều cao sóng độ sâu nước và bước sóng mặt khác sử dụng lý thuyết sóng tuyến tính để tính toán. Thực tế cho thấy đá hộc rải trên nền giáp chân kè bị di chuyển hoặc bị đẩy lên mái hoặc di động dọc bờ hoặc rời ra phía biển. Nổi trội hiện nay là hiện tượng đá trượt lên mái lúc lên lúc xuống ma sát giữa đá và mái kè đã gây mài mòn và làm hư hại kết .