Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất các giải pháp phát triển NL từ ngữ của HS Jrai (thông qua các chủ đề DH, hệ thống BT rèn luyện và những biện pháp hỗ trợ khác) từ đó nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt và phát triển NL giao tiếp tiếng Việt cho HS tiểu học Jrai. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HỒ TRẦN NGỌC OANH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỪ NGỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC JRAI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ môn Văn Tiếng Việt Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI 2020 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC . NGUYỄN QUANG NINH Phản biện 1 Nguyễn Huy Quang Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Phản biện 2 Nguyễn Thị Hồng Vân Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Phản biện 3 Lê Thị Lan Anh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi .giờ ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Thư viện Quốc Gia Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài . Vai trò của việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của học sinh HS người Việt là ngôn ngữ NN thứ hai của HS người dân tộc thiểu số DTTS ở Việt Nam và là công cụ để giao tiếp tư duy trong nhà trường. Đối với HS DTTS những tri thức và kĩ năng tiếng Việt là hoàn toàn mới và việc tiếp thu vận dụng những kiến thức kĩ năng gặp nhiều khó khăn bởi tiếng mẹ đẻ TMĐ của các em và tiếng Việt là hai NN khác nhau. Việc DH tiếng Việt nói chung và nâng cao phát triển NL NN nói riêng cho HS DTTS vốn là bài toán khó cần tìm lời giải trong cả một hành trình dài và mang tính cấp thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay. . Ý nghĩa của NL từ ngữ đối với việc học tập và sử dụng tiếng Việt Từ ngữ là một công cụ quan trọng đối với người học NN thứ 2 bởi vì nếu vốn từ ngữ hạn chế sẽ cản trở việc giao tiếp thành công. HS DTTS trước khi bắt đầu học lớp một có vốn từ vựng tiếng Việt rất hạn chế và luôn bị chìm ở dạng tiềm năng vì các em không có cơ hội được thực hành giao tiếp. Bên cạnh đó việc HS DTTS học cùng một chương trình sách giáo khoa SGK cùng một phương pháp PP dạy học và được đánh giá