Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường gây ra do nước thải từ các lò giết mổ gia súc đang ngày một tăng. Việc đầu tư một hệ thống xử lý nước thải sẽ rất khó khăn do đòi hỏi chi phí lớn. Do đó, xử lý bằng thực vật sẽ khả thi hơn cả, đặc biệt rất phù hợp cho các lò giết mổ gia súc có quy mô nhỏ và vừa. Đề tài nghiên cứu khả năng xử lý nước thải giết mổ gia súc bằng cỏ Vetiver dưới dạng thủy canh. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 13 Số 2 2018 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG LOẠI MỘT SỐ CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƢỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC CỦA CỎ VETIVER DƢỚI DẠNG THỦY CANH Hoàng Thị Mỹ Hằng Nguyễn Thị Phƣơng Nhi Khoa Môi trường Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email phonglanbien_96@ Ngày nhận bài 25 5 2018 ngày hoàn thành phản biện 01 6 2018 ngày duyệt đăng 10 12 2018 T MT T Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường gây ra do nước thải từ các lò giết mổ gia súc đang ngày một tăng. Việc đầu tư một hệ thống xử lý nước thải sẽ rất khó khăn do đòi hỏi chi phí lớn. Do đó xử lý bẳng thực vật sẽ khả thi hơn cả đặc biệt rất phù hợp cho các lò giết mổ gia súc có quy mô nhỏ và vừa. Đề tài nghiên cứu khả năng xử lý nước thải giết mổ gia súc bằng cỏ Vetiver dưới dạng thủy canh. Kết quả cho thấy cỏ Vetiver hoàn toàn thích nghi và phát triển tốt trong môi trường nước thải giết mổ gia súc. Sau 22 ngày cả COD và PO4-P NH4-N đều được xử lý tốt với hiệu suất đều lần lượt trên 90 84 và 70 khoảng tải trọng hữu cơ từ 0 31 đến 2 46 g-COD ngày . Thậm chí ở các mức pha loãng từ 4 đến 8 lần 100 các chất ô nhiễm ở trên được loại bỏ chỉ trong 8 đến 12 ngày. Nồng độ các chất ô nhiễm sau khi xử lý đều thấp hơn cột B của QCVN 40 2011 BTNMT. T h cỏ Vetiver mô hình thủy canh nước thải giết mổ gia súc. 1. MỞ ĐẦU Hiện nay các hoạt động giết mổ gia súc gia cầm diễn ra hàng ngày để đáp ứng các sản phẩm chế biến từ thịt gia súc gia cầm của người dân. Hoạt động giết mổ gia súc sử dụng nước ở hầu hết các công đoạn như giết cạo lông mổ moi ruột xẻ thịt làm lòng rửa sàn. Nước thải lò giết mổ chứa hàm lượng chất hữu cơ chất rắn lơ lửng và ni- tơ và chất béo cao 4 . Tuy nhiên hầu hết các cơ sở giết mổ gia súc chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng vận hành chưa hiệu quả. Nước được thải trực tiếp ra ngoài gây ô nhiễm môi trường đất nước không khí nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân khu vực xung quanh. Những năm gần đây xử lý nước thải bằng các loại thực vật đã và đang được áp .