Tái chế và tái sử dụng bùn thải, đặc biệt là bùn cống thải là một trong các hướng nghiên cứu phù hợp với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Qua khảo sát, phân tích một số thành phần cacbon, nitơ trong bùn cống thải ở thành phố Huế cho thấy nếu bùn thải được phối trộn với phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ sẽ tăng được tỷ lệ C/N, tăng độ rỗng cho vật liệu, phù hợp cho quá trình ủ hiếu khí. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 14 Số 2 2019 ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN DINH DƢỠNG CỦA SẢN PHẨM Ủ HIẾU KHÍ BÙN CỐNG THẢI VÀ RƠM RẠ Hoàng Thị Mỹ Hằng Hồ Văn Toản Nguyễn Thị Hạnh Duyên Nguyễn Thị Khánh Linh Ngô Đức Tuệ Lê Văn Tuấn Dƣơng Thành Chung Khoa Môi trường trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email phonglanbien_96@ Ngày nhận bài 02 5 2019 ngày hoàn thành phản biện 02 7 2019 ngày duyệt đăng 02 7 2019 T M TẮT Tái chế và tái sử dụng bùn thải đặc biệt là bùn cống thải là một trong các hướng nghiên cứu phù hợp với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Qua khảo sát phân tích một số thành phần cacbon nitơ trong bùn cống thải ở thành phố Huế cho thấy nếu bùn thải được phối trộn với phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ sẽ tăng được tỷ lệ C N tăng độ rỗng cho vật liệu phù hợp cho quá trình ủ hiếu khí. Từ đó nghiên cứu tiến hành trên các thùng ủ được điều chỉnh các tỷ lệ C N và độ ẩm khác nhau có thổi khí gia nhiệt cưỡng bức và bỗ sung chế phẩm sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 4 tuần ở các thùng ủ phối trộn bùn thải với rơm hàm lượng tổng cacbon hữu cơ amôni phốt pho dễ tiêu và kali dễ tiêu tương ứng từ 11 1 - 19 7 0 8 1 0 mg-N 100 g vật liệu ủ 0 2 -0 3 mg-P g vật liệu ủ và 1 7 - 2 8 mg-K g vật liệu ủ cao hơn rất nhiều so với vật liệu không phối trộn với rơm. T h bùn thải rơm rạ ủ compost. 1. MỞ ĐẦU Đối với chất thải hiện nay tái sử dụng và tái chế là hướng giải pháp cần được ưu tiên hơn cả trong đó có bùn thải. Bùn thải từ hệ thống thoát nước chứa một hàm lượng chất dinh dưỡng N P và khoáng nhất định. Đây là cơ sở để nghĩ tới việc biến đổi chất thải này tạo ra nguồn dinh dưỡng bỗ sung một phần cho cây trồng. Trong đó xử lý ủ hiếu khí được lựa chọn do phương pháp này làm giảm phát sinh khí nhà kính hơn so với phân hủy kỵ khí. Trên thế giới áp dụng xử lý bùn thải bằng ủ compost ủ hiếu khí được xem làm một phương pháp chủ yếu trong quản lý bùn thải của nhiều quốc gia như Slovakia Estonia Phần Lan . 2 . Tuy nhiên quá trình ủ