"Giảng dạy lấy người học làm trung tâm" có nghĩa là trong quá trình đào tạo, người học giữ vị trí then chốt, quyết định chất lượng đào tạo. Ngành sư phạm lịch sử đào tạo những thầy cô giáo lịch sử ở bậc phổ thông trong tương lai, ngoài việc cung cấp nội dung kiến thức, còn trang bị cho sinh viên lý luận phương pháp dạy học và chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên | Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giảng dạy lấy người học làm trung tâm” Ý KIẾN NHỎ VỀ VẤN ĐỀ “LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM” TRONG DẠY- HỌC LỊCH SỬ Ths. Lê Thị Minh Thu Trường Đại Học Cần Thơ TÓM TẮT “Giảng dạy lấy người học là trung tâm” có nghĩa là trong quá trình đào tạo, người học giữ vị trí then chốt, quyết định chất lượng đào tạo. Ngành sư phạm lịch sử đào tạo những thầy cô giáo lịch sử ở bậc phổ thông trong tương lai, ngoài việc cung cấp nội dung kiến thức, còn trang bị cho sinh viên lý luận phương pháp dạy học và chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên. ĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử là một khoa học. Ngay từ thuở xa xưa, các nhà triết học cổ đại La Mã đã khẳng định: Lịch sử là “thầy giáo của cuộc sống”[4:25], là “bó đuốc soi đường đến tương lai” [5:21]. Rõ ràng lịch sử là cả một kho tàng kinh nghiệm phong phú và vô cùng quý giá cho cuộc sống loài người. Hơn nữa, Lịch sử còn góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng tình cảm, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc cho người học. Thế nhưng, trong tình hình thực tiễn giáo dục ở nước ta hiện nay, có vẻ như lịch sử chưa được trân trọng đúng như giá trị của nó. Nhiều người học vẫn cho rằng lịch sử là một môn học khô khan, toàn những năm tháng, sự kiện, vì thế họ cho rằng: học lịch sử không cần tư duy, sáng tạo, chỉ cần ghi nhớ được những sự kiện, năm tháng là đạt yêu cầu Chính nhận thức sai lầm về môn học và kiểu “học vẹt” đã khiến người học quên bẵng những gì đã học ngay sau kỳ thi. Nguyên nhân của thực trạng này liên quan đến nhiều lĩnh vực như: nội dung chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, chất lượng dạy-học Theo chúng tôi, nguyên nhân quan trọng nhất là nguyên nhân về chất lượng dạy-học lịch sử, mà trong đó, vai trò người giáo viên lịch sử giữ vị trí then chốt. Muốn có được những giáo viên lịch sử vững kiến thức, giỏi tay nghề thì phải chú ý đổi mới ngay từ “nguồn đào tạo”, việc cải tiến phương pháp dạy-học phải được tiến hành trước nhất ở bậc đại học - lấy sinh viên làm trung tâm. PHẦN NỘI