Khóa luận tốt nghiệp Lâm sinh: Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất Lâm nghiệp và mức độ thích hợp của cây trồng (cây dự kiến trồng) tại xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Nội dung nghiên cứu của đề tài là đặc điểm hình thái phẫu diện đất dưới 03 vị trí địa hình khác nhau (độ dày tầng đất, đá lẫn, màu sắc, tỉ lệ đá lẫn, đá lộ đầu ) Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất đai trong khu vực nghiên cứu. Đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng (hoặc cây dự kiến trồng). Đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý sử dụng đất có hiệu quả và bền vững. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHOA LÂM HỌC -o0o- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ MỨC ĐỘ THÍCH HỢP CỦA CÂY TRỒNG CÂY DỰ KIẾN TRỒNG TẠI XÃ CHIỀNG SƠN HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA NGÀNH LÂM SINH MÃ NGÀNH 7620205 Giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Hoàng Hương Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Dương Khóa học 2016-2020 Hà Nội 2020 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên đất chịu tác động khác nhau của nhiều nhân tố khách quan trong đó có con người. Có thể nói Con người là nhân tố làm biến đổi chiều hướng phát triển của đất. Nếu con người tác động theo chiều hướng nào thì đất sẽ biến đổi theo chiều hướng đó. Nó chỉ phát huy đầy đủ vai trò và tiềm năng của mình khi con người khai thác và sử dụng hợp lý. Đây chính là vấn đề mấu chốt trong việc sử dụng đất bền vững một mặt chúng ta khai thác được tiềm năng của đất mặt khác đất phải luôn luôn được bù đắp chất dinh dưỡng. Vấn đề này còn quan trọng gấp bội phần đối với đất lâm nghiệp vùng đồi núi của nước ta. Đánh giá từng loại đất khác nhau rồi từ đó đưa ra những phương án sử dụng đất khác nhau chọn loại cây trồng phù hợp với từng loại đất để phục vụ cho mục đích kinh doanh đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tăng tới mức tối đa với sự phát triển của cây trồng để phát nhằm mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Xã Chiềng Sơn là một xã miền núi của huyện Mộc Châu hoạt động sản xuất của người dân đa số đều gắn với hoạt động canh tác nương rẫy đời sống của người dân địa phương còn rất nhiều khó khăn. Trên địa bàn xã hiện nay diện tích đất bỏ hóa sau CTNR không thuộc diện khoanh nuôi phục hồi rừng vẫn chiếm diện tích khá lớn điều này nếu để lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa đất suy giảm quỹ đất. Một số diện tích đã được trồng cây Lâm nghiệp hoặc cây ăn quả cây nông nghiệp ngắn ngày tuy nhiên năng suất cây trồng theo đánh giá là rất thấp hoặc chưa thực sự hiệu quả. Điều đó cho thấy rằng việc đánh giá tiềm năng sản xuất của đất là một trong những công việc hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại khu vực.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
16    60    2    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.