Mục đích nghiên cứu: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình Dân chủ xã hội ở các nước Bắc Âu, về những giá trị và các biến đổi chủ yếu hiện nay, từ đó rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỒ THỊ NHÂM MÔ HÌNH DÂN CHỦ XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC BẮC ÂU HIỆN NAY- GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CHỦ YẾU TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC Mã số 62 31 02 01 HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học 1. TS Ngô Huy Đức 2. TS Nguyễn Thị Thanh Dung Phản biện 1 . . Phản biện 2 . . Phản biện 3 . . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi. giờ. ngày. tháng. năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các mô hình dân chủ chủ yếu của loài người cho đến nay Dân chủ xã hội Social democracy là mô hình có sự tranh luận đa chiều trong cả lý thuyết lẫn thực tiễn và trong số các quốc gia thực hiện mô hình Dân chủ xã hội hiện nay các nước Bắc Âu được xem là khu vực kiểu mẫu của thành công đạt được nhiều thành tựu trong vấn đề thể chế hóa lý luận dân chủ xã hội đồng thời cũng dành được những giá trị đầu ra cao trong tính bao dung xã hội. Từ thực tiễn những thành công và hạn chế của mô hình dân chủ xã hội DCXH Bắc Âu chúng ta có thể nghiên cứu tham khảo lựa chọn những kinh nghiệm khả dĩ nhất trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội CNXH . Nếu các quốc gia trên thế giới luôn tìm kiếm nghiên cứu những mô hình thành công trong quản trị đất nước thì Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Mặt khác CNXH hiện thực ngày nay vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức đòi hỏi các quốc gia trong đó có Việt Nam cần phải có những nghiên cứu sâu rộng hơn nữa về các mô hình dân chủ khác nhau trong đó có nghiên cứu về DCXH - một mô hình có cội nguồn từ chủ nghĩa Mác. Vì những lý do trên tác giả chọn vấn đề quot Mô hình Dân chủ xã hội ở các nước Bắc Âu hiện nay - giá trị và những biến đổi chủ yếu quot làm Đề tài Luận án của mình dưới cách tiếp cận nghiên cứu của bộ môn Chính trị học. 2. Mục .