Polyp nội mạc tử cung là bất thường buồng tử cung thường gặp nhất, đặc biệt ở các phụ nữ vô sinh. Bài viết trình bày đánh giá kết cục chu kỳ chuyển phôi trữ sau phẫu thuật nội soi cắt polyp và so sánh với các chu kỳ chuyển phôi trữ (CPT) sau trữ phôi toàn bộ (TPTB) do các nguyên nhân khác. | NGHIÊN CỨU VÔ SINH Polyp nội mạc tử cung phát hiện trong quá trình kích thích buồng trứng và kết cục chu kỳ chuyển phôi trữ sau cắt polyp Lê Viết Nguyên Sa1 Hoàng Ngọc Sơn2 Lê Việt Hùng1 1 Khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Trung ương Huế 2 Khoa Hỗ trợ sinh sản Nam học Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 doi Tác giả liên hệ Corresponding author Lê Viết Nguyên Sa email drlevietnguyensa@ Nhận bài received 16 10 2020 - Chấp nhận đăng accepted 18 03 2021 Tóm tắt Giới thiệu Polyp nội mạc tử cung là bất thường buồng tử cung thường gặp nhất đặc biệt ở các phụ nữ vô sinh. Việc phát hiện các polyp nội mạc tử cung trong quá trình kích thích buồng trứng- Thụ tinh trong ống nghiệm KTBT TTTON là khá thường gặp trên lâm sàng. Chuyển phôi tươi hay đông lạnh phôi ở các chu kỳ này vẫn còn nhiều bàn cãi. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá kết cục chu kỳ chuyển phôi trữ sau phẫu thuật nội soi cắt polyp và so sánh với các chu kỳ chuyển phôi trữ CPT sau trữ phôi toàn bộ TPTB do các nguyên nhân khác. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu trên các bệnh nhân hoàn thành chu kỳ CPT đầu tiên sau khi trữ phôi toàn bộ do bất kỳ nguyên nhân nào khi thực hiện TTTON bằng phương pháp ICSI tại khoa Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Trung ương Huế trong khoảng thời gian từ tháng 01 2019 đến tháng 06 2020. Tiêu chuẩn chọn bệnh bao gồm các chu kỳ TTTON bằng trứng tự thân tuổi trẻ dưới 35 tuổi có phôi ngày 3 chất lượng tốt có thể trữ đông bằng phương pháp thủy tinh hóa và vẫn ở tình trạng tốt sau khi rã đông. Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm chuyển ít hơn 2 phôi và nhiều hơn 3 phôi không có ít nhất 1 phôi tốt bệnh lý vòi tử cung hoặc LNMTC nặng. Các bệnh nhân được chia làm 4 nhóm nhóm 1 gồm các bệnh nhân TPTB do polyp nội mạc tử cung phát hiện trong khi KTBT nhóm 2 gồm các bệnh nhân TPTB do nguy cơ QKBT nhóm 3 gồm các bệnh nhân TPTB do tăng Progesterone sớm và nhóm 4 TPTB do các nguyên nhân khác. Kết quả Trong 379 chu kỳ KTBT bằng trứng tự thân có 30 trường hợp mới được .