Bài viết trình bày đánh giá thực trạng hiểu biết của người dân tỉnh Kon Tum về dịch bệnh tay chân miệng; Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người dân tỉnh Kon Tum. | THỰC TRẠNG KIẾN THỨC HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM NĂM 2012 Y Dêch Buôn-yă và cộng sự Trung tâm truyền thông GDSK Kon Tum Tóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 381 đối tượng là phụ nữ đang sống tại 36 thôn thuộc 18 xã của 09 huyện thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum với mục đích nhằm đánh giá thực trạng hiểu biết của người dân về dịch bệnh tay chân miệng TCM tại tỉnh Kon Tum và xác định các yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy 84 78 người được phỏng vấn đã từng nghe nói về bệnh TCM và cho rằng bệnh TCM là bệnh rất nguy hiểm 4 99 người được phỏng vấn biết bệnh TCM có thể phòng ngừa được 24 93 người được phỏng trả lời bệnh TCM lây qua đường tiêu hóa 41 73 người được phỏng vấn trả lời biểu hiệu của bệnh TCM là sốt kèm theo xuất hiện các nốt phỏng nước ở miệng 39 63 trả lời là sốt kèm theo xuất hiện các nốt phỏng nước ở lòng bàn tay 35 17 trả lời là sốt kèm theo xuất hiện các nốt phỏng nước ở lòng bàn chân Trong thực hành phòng ngừa bệnh TCM 49 87 người được phỏng vấn thường xuyên rửa tay bằng xà phòng 34 65 thường xuyên tắm rửa thay quần áo cho trẻ 15 22 thường xuyên lau nền nhà 11 29 thường xuyên lau hoặc rửa sạch các đồ chơi vật dụng của trẻ Kết quả nghiên cứu còn cho thấy kiến thức thái độ và thực hành của đối tượng không phụ thuộc vào trình độ học vấn. 1. Đặt vấn đề Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 EV71 . Biểu hiện chính là tổn thương da niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng lòng bàn tay lòng bàn chân mông gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não viêm cơ tim phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt phỏng nước và phân của trẻ nhiễm