Đặc điểm của điển cố trong thơ bang giao Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV

Việc sử dụng điển cố tạo ra tính hàm súc khiến cho câu văn, câu thơ “đậm đà lí thú” bởi trường liên tưởng và ý nghĩa biểu tượng mà tích cũ, chuyện xưa gợi ra. Trong thơ bang giao Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, đặc điểm sáng tác này xuất hiện qua số lượng, phạm vi, xuất xứ của điển cố và nội dung ý nghĩa, phương thức sử dụng điển cố của tác giả. | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 7 2016 41 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỂN CỐ TRONG THƠ BANG GIAO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIV Trần Thị The1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt Việc sử dụng điển cố tạo ra tính hàm súc khiến cho câu văn câu thơ đậm đà lí thú bởi trường liên tưởng và ý nghĩa biểu tượng mà tích cũ chuyện xưa gợi ra. Trong thơ bang giao Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV đặc điểm sáng tác này xuất hiện qua số lượng phạm vi xuất xứ của điển cố và nội dung ý nghĩa phương thức sử dụng điển cố của tác giả. Từ khóa Văn học điển tích bang giao thơ sứ trình thơ bang giao Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV. 1. MỞ ĐẦU Dùng điển tích điển cố làm phương diện diễn tả nội dung dường như là một đặc điểm phổ quát trong văn học trung đại. Đây là một loại hình ngôn ngữ đặc biệt gồm các chuyện cũ lời xưa được trích dẫn trong các sách kinh điển đã trở thành mẫu mực cho việc biểu đạt một nội dung nào đó. Bàn về vấn đề này nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc San khẳng định Điển cố là viết gọn chuyện cũ lời xưa thành đôi ba câu chữ để đưa vào văn chương làm cho câu văn hàm súc ngắn gọn lời ít ý nhiều 1 . Đồng quan điểm này tác giả Dương Quảng Hàm cho rằng Các văn sĩ Tàu và ta khi viết văn thường mượn một sự tích xưa hay một câu thơ câu văn cổ để diễn tình ý của mình nhưng không kể rõ việc ấy hoặc dẫn cả nguyên văn mà chỉ dùng một vài chữ để ám chỉ việc ấy hoặc câu văn ấy. Cách làm ấy có thể gọi chung là dùng điển cố 2 . Với những nhận định này các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hai dạng thức của cách dùng điển thứ nhất là mượn chuyện cũ dụng điển thứ hai là mượn lời xưa lấy chữ . Mượn chuyện cũ tức là dẫn lại tích xưa chuyện xưa người đọc qua tích đó hiểu được hàm ý sâu xa của câu thơ lời thơ. Dùng lời xưa là 1 Nhận bài ngày gửi phản biện và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả Trần Thị The Email 42 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI mượn một vài câu chữ trong câu văn câu thơ cổ để đặt vào câu thơ của mình khiến người đọc phải nhớ lại câu văn câu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.