Luận văn trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa, tác giả đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý di tích Đền - Chùa Nguyên Phi Ỷ Lan. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích Đền - Chùa Nguyên Phi Ỷ Lan, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG HOÀNG VĂN TÙNG QUẢN LÝ KHU DI TÍCH ĐỀN - CHÙA NGUYÊN PHI Ỷ LAN XÃ DƯƠNG XÁ HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA KHÓA 10 2017 - 2019 Hà Nội 2020 CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG Người hướng dẫn khoa học Lê Hồng Lý Phản biện 1 Trịnh Thị Minh Đức Trường ĐH Văn hóa Hà Nội Phản biện 2 TS. Đỗ Quang Minh Trường ĐHSP Nghệ thuật TW Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương Vào ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia có hàng ngàn năm lịch sử có nền văn hóa lâu đời. Dù ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của lịch sử dân tộc văn hóa di sản văn hóa DSVH và những giá trị của nó cũng luôn nắm giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Bởi các giá trị văn hóa bản sắc văn hóa chính là niềm tự hào là nguồn lực rất lớn làm nên sức mạnh của dân tộc. Chính vì vậy việc giữ gìn bảo tồn phát huy và làm giàu những giá trị văn hóa nhất là văn hóa truyền thống là vô cùng cần thiết. Hơn bao giờ hết trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập như ngày nay vai trò của văn hóa cũng như việc bảo tồn phát huy những giá trị của nó lại càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên hiện nay những di tích văn hóa đang đứng trước nguy cơ mai một hủy hoại do sự tác động của thời gian và thiên tai. Bên cạnh đó sự thiếu ý thức của con người cũng là nhân tố tác động đến cảnh quan ở các khu di tích nói chung và tại khu di tích Đền - Chùa Nguyên Phi Ỷ Lan nói riêng . Chính vì thế những vấn đề bảo vệ di sản và quản lý di tích lịch sử văn hóa đang rất cần thiết. Đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan được xây dựng vào cuối thế kỷ XI kiến trúc theo lối cung đền có 72 cửa. Trong đền còn nhiều di vật quý. Nổi bật là hai sư tử tạo bằng đá liền khối cao 1 2m 2 rộng 1 36m trong tư thế phủ phục đường nét đặc biệt mềm mại. Sư