Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ vai trò của lực lượng sản xuất đối với việc phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng Nai để đưa ra một số giải pháp hằm phát triển lực lượng sản xuất đáp ứng quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh. Mời các bạn tham khảo! | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - PHẠM THỊ QUẾ TRÂN PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG NAI TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2007 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Hai yếu tố đó đều thống nhất trong một phương thức sản xuất chúng tạo nền tảng quy định sự khác nhau sự tiến bộ sự phát triển lịch sử - tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội. Trong hai yếu tố đó lực lượng sản xuất mang tính tất yếu khách quan nghĩa là lực lượng sản xuất vừa là thành quả của quá trình sản xuất xã hội vừa là kết tinh thành quả sản xuất của bao thế hệ để tạo nên động lực phát triển của xã hội. Lực lượng sản xuất không chỉ là yếu tố cơ bản của phương thức sản xuất chi phối quan hệ sản xuất mà còn là tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội. Từ khi tiến hành đổi mới đến nay trên nền tảng nhận thức quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đặc biệt là từ khi thực hiện đổi mới đến nay chúng ta vừa xóa bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp thực hiện cơ chế thị trường vừa đồng thời giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Quá trình đổi mới và phát triển công nghệ quá trình đổi mới đào tạo để cung cấp lực lượng lao động đã thực sự làm động lực cho quá trình phát triển sản xuất. Có thể nói trong quá trình đổi mới chúng ta đã tích cực đầu tư phát triển lực lượng sản xuất trên cả phương diện tư liệu sản xuất và cả lực lượng lao động nên đã góp phần nâng cao năng lực của nền kinh tế. Tuy vậy cho đến nay năng lực của nền kinh tế nước ta còn nhiều hạn chế năng suất lao động thấp hàng hóa khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường đặc biệt khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế thì càng khó khăn hơn. Những yếu kém của nền kinh tế nước ta có thể có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân cơ bản là lực lượng sản xuất của nước ta còn nhiều bất cập không đủ sức để tạo năng lực cạnh tranh .