Việt Nam đã trải qua 3 lần bùng phát dịch COVID-19 trong vòng hơn một năm qua. Mặc dù được xem là đã có những thành tựu quan trọng trong thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ. Bài viết này tập trung nêu lên một số quan điểm về kết nối thị trường trong điều kiện tác động của đại dịch COVID-19, từ đó đưa ra các đề xuất giải pháp đảm bảo sự kết nối thị trường. | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 42. KẾT NỐI THỊ TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TS. Nguyễn Hồng Cử Tóm tắt Việt Nam đã trải qua 3 lần bùng phát dịch COVID-19 trong vòng hơn một năm qua. Mặc dù được xem là đã có những thành tựu quan trọng trong thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế - xã hội song vẫn còn có nhiều vấn đề đặt ra và cần phải giải quyết hợp lý trong giai đoạn tới nhất là trong bối cảnh mới của việc đối phó với dịch COVID-19 trên thế giới. Bài viết này tập trung nêu lên một số quan điểm về kết nối thị trường trong điều kiện tác động của đại dịch COVID-19 từ đó đưa ra các đề xuất giải pháp đảm bảo sự kết nối thị trường. Từ khóa Thị trường dịch COVID-19 xuất nhập khẩu thương mại nông sản 1. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN KẾT NỐI THỊ TRƯỜNG Năm 2020 thành tựu quan trọng của Việt Nam là đã kiểm soát khống chế được dịch bệnh không để lây lan bùng phát trong cộng đồng tạo điều kiện phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế vĩ mô ổn định lạm phát được kiểm soát ở mức thấp tăng trưởng đạt 2 91 . Việt Nam là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Chỉ số giá tiêu dùng CPI dưới 4 trong giai đoạn 2016 - 2020. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 1 7 lần riêng năm 2020 đạt khoảng 535 tỷ USD. Thương mại điện tử phát triển mạnh tăng 25 doanh số trở thành một kênh phân phối quan trọng của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh. Tuy nhiên dịch COVID-19 cùng với tác động của bão lũ thiên tai bất thường năm 2020 đã gây thiệt hại rất nặng nề. Trước đại dịch dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ lên tới 6 8 nhưng trong quý II 2020 đã giảm xuống còn 0 36 đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 35 năm qua. Việc làm của người dân bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê hơn 30 triệu công nhân đã bị ảnh hưởng trong đó nặng nề nhất là lĩnh vực dịch vụ 72 công nghiệp và xây dựng 67 8 nông nghiệp lâm nghiệp và đánh bắt cá 25 1 .