Tương lai của giáo dục Việt Nam: Những vấn đề quản lý giáo dục và quản trị nhà trường

Bài viết này không có ý định trả lời được câu hỏi đó, chỉ là một tổng quan về các phương pháp xác định xu thế tương lai của giáo dục và những căn cứ để vận dụng vào quá trình nghiên cứu xác định tương lai giáo dục Việt Nam, trên cơ sở đó thử hình dung quản lý giáo dục sẽ thay đổi thế nào. Mời các bạn tham khảo! | TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM NHỮNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ QUẢN TRỊ NHÀ TRƯỜNG . Nguyễn Thị Mỹ Lộc1 Tóm tắt Khi bàn về quản lý giáo dục và quản trị nhà trường cho một nền giáo dục tương lai của Việt Nam điều tất yếu phải hình dung ra khả dĩ Tương lai của giáo dục Việt Nam trong 10-20 năm tới là như thế nào Bài viết này không có ý định trả lời được câu hỏi đó chỉ là một tổng quan về các phương pháp xác định xu thế tương lai của giáo dục và những căn cứ để vận dụng vào quá trình nghiên cứu xác định tương lai giáo dục Việt Nam trên cơ sở đó thử hình dung quản lý giáo dục sẽ thay đổi thế nào. Từ khóa Tương lai giáo dục quản lý giáo dục quản trị trường học. Đặt vấn đề Nhìn lại sự phát triển giáo dục thế giới trong thế kỉ XX đã xác lập một hệ thống giáo dục tương thích với nền sản xuất công nghiệp. Tư duy và phương pháp sản xuất công nghiệp là tạo ra hàng loạt sản phẩm cùng tiêu chuẩn mẫu mã đã ăn sâu trong tư duy giáo dục. Tuy vậy vào những thập niên cuối của thế kỉ XX đã xuất hiện những xu hướng quan điểm mới về giáo dục muốn thoát ra khỏi tình trạng thiển cận và máy móc như quan điểm coi giáo dục là cuộc sống nhà trường là xã hội lấy học sinh làm trung tâm học bắt đầu từ làm . Cùng với sự phát triển CNTT kĩ thuật số phương thức giáo dục từ xa trở thành phổ biến và hình thành nên một hệ thống giáo dục mở tiến đến mô hình nhà trường tương thích với xã hội thông tin. Trong thế kỉ XX nhân loại kiên trì đeo đuổi mục tiêu công bằng xã hội trong giáo dục bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục đến những thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX đã được cụ thể hóa bằng các chương trình hành động Giáo dục cho mọi người . Đến thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX UNESCO đã xác định bốn trụ cột của nền giáo dục là Học để biết học để làm học để cùng chung sống học để làm người. Bước sang thế kỉ XXI kế thừa thành tựu giáo dục của thế kỉ XX cũng như dựa vào sự phát triển sôi động về kinh tế xã hội và sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ xu thế phát triển giáo dục trong thế

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.