Bài viết trình bày dạy học nhằm phát triển năng lực (NL) cho sinh viên sư phạm là xu hướng tất yếu trong đào tạo sư phạm. Quy trình tổ chức seminar được tiến hành qua ba giai đoạn (chuẩn bị, thực hiện và kết thúc) và 12 bước. Mời các bạn tham khảo! | 154 QUY TRÌNH TỔ CHỨC SEMINAR TRONG DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TS. Nguyễn Thị Bích Liên1 Tóm tắt Quy trình tổ chức seminar trong dạy học nhằm phát triển năng lực NL cho sinh viên sư phạm là xu hướng tất yếu trong đào tạo sư phạm. Quy trình tổ chức seminar được tiến hành qua ba giai đoạn chuẩn bị thực hiện và kết thúc và 12 bước. Mỗi bước có nhiều hoạt động tương tác giữa giảng viên và sinh viên cụ thể ở mục . Mỗi bước trong từng giai đoạn giúp sinh viên phát triển năng lực theo chuẩn nghề nghiệp. Ba nhóm năng lực được tập trung nghiên cứu là nhóm năng lực chuẩn bị seminar NL tự nghiên cứu tài liệu NL tìm kiếm thông tin NL tư duy độc lập nhóm năng lực thực hiện seminar NL thuyết trình NL giao tiếp nhóm năng lực tự đánh giá NL xác định cơ hội phát triển NL lập kế hoạch phát triển cá nhân Từ khoá Quy trình seminar trong dạy học và phát triển năng lực. 1. Đặt vấn đề Đổi mới phương pháp dạy học PPDH là một trong những hướng để nâng cao chất lượng dạy học DH . Đối với trường sư phạm khoa sư phạm KSP sự đổi mới này phải đi đầu nhằm kích thích sinh viên sư phạm SVSP không những học tập để nắm vững hệ thống tri thức cơ bản liên quan đến nghề mà còn phải rèn luyện được kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp say mê tra cứu sáng tạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình . nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp cho SVSP ngay từ giảng đường đại học. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một hướng đổi mới tích cực trong giáo dục đại học hiện nay. Triết lý của phương thức đào tạo này là Tôn trọng người học xem người học là trung tâm trong quá trình đào tạo. Bản chất của đào tạo theo hệ thống tín chỉ là sự tích 1 Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Email ntblien257@. QUY TRÌNH TỔ CHỨC SEMINAR TRONG DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC . 155 lũy kiến thức được quy định trong các chương trình đào tạo như số tín chỉ tích lũy tối thiểu và điểm trung bình chung tích lũy tối thiểu quy định cho mỗi chương trình để sinh viên có thể tốt nghiệp. .