Kinh tế thị trường xã hội: Lý thuyết và mô hình của một số nước, so sánh với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam

Nội dung bài viết trình bày bản chất của kinh tế thị trường xã hội, nội dung của lý thuyết kinh tế thị trường xã hội và so sánh mô hình kinh tế thị trường xã hội của một số nước với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | 1 Phần I Các lý thuyết kinh tế KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC SO SÁNH VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA VIỆT NAM . Hà Văn Hội 1. Tổng quan về lý thuyết kinh tế thị trường xã hội Bản chất của kinh tế thị trường xã hội Kinh tế thị trường xã hội là khái niệm về một hình thái kinh tế thị trường mới ra đời đầu tiên ở Tây Đức Cộng hoà Liên bang Đức mà tác giả là những người theo trường phái kinh tế thị trường như Freiburg Frederich Hayek Wolf Ogen. Về bản chất kinh tế thị trường xã hội gần giống với kinh tế thị trường nhưng mục tiêu của nó là gắn kết trên cơ sở thị trường các nguyên tắc tự do và bình đẳng xã hội. Tuy nhiên cần tránh hiểu nhầm vấn đề tự do trên thị trường. Khái niệm kinh tế thị trường xã hội hoàn toàn khác các quan điểm của chủ nghĩa tự do mới. Kinh tế thị trường xã hội không đồng nhất với cái gọi là kinh tế thị trường tự do. Đây là mô hình kinh tế được các nhà kinh tế theo trường phái tự do của Mỹ đề xuất mà bản chất của nó là giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước và để cho nền kinh tế tự vận hành thông qua các công cụ của nó. Kinh tế thị trường xã hội cũng không đồng nhất với các quan điểm kinh tế xã hội của những người trọng tiền. Những người này muốn giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước nhưng đồng thời cũng muốn chiến đấu với lạm phát bằng cách theo đuổi một chính sách hạn chế kiểm soát lượng cung tiền tệ. Hơn nữa họ cho rằng tiến trình kinh tế tự nó hoàn toàn có khả năng chịu đựng các biến động có tính chu kỳ nếu nhà nước kiềm chế không can thiệp. Theo các nhà khởi xướng thì kinh tế thị trường xã hội là một mô hình kinh tế không phải XHCN và cũng không phải TBCN mà như một con đường thứ ba thực chất con đường thứ ba này là từ bỏ chủ nghĩa tư bản tự do đồng thời chống độc quyền bảo vệ những nguyên lý của kinh tế thị trường. Theo Alfred Muller Armack một trong những tác giả của mô hình kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức Đối với chúng ta giờ đây cả hai mô hình kinh tế kinh tế .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.