Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 - Chuyên đề: Dạy học chương trình giáo dục địa phương môn Lịch sử THCS theo tài liệu biên soạn của Sở Giáo dục và Đào tạo có nội dung gồm các phần: phần 1 - những vấn đề chung; phần 2 - nội dung và phương pháp dạy học lịch sử địa phương; phần 3 - một số bài soạn minh họa . Mời các bạn cùng tham khảo. | LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình đã tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương các môn Ngữ văn Lịch sử và Địa lí dành cho học sinh tỉnh Quảng Bình. Bắt đầu từ năm học 2013 2014 các tiết giáo dục địa phương trong phân phối chương trình môn Ngữ văn Lịch sử lớp 6 7 8 9 và môn Địa lí lớp 9 được dạy học theo bộ tài liệu do Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình biên soạn. Để việc triển khai thực hiện dạy học nội dung giáo dục địa phương môn Lịch sử theo tài liệu của Sở đạt kết quả tốt phòng GDTrH đưa Chuyên đề dạy học chương trình giáo dục địa phương môn Lịch sử THCS theo tài liệu biên soạn của Sở vào nội dung bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013 2014 sau đây gọi tắt là Chuyên đề . Thời lượng dành cho Chuyên đề là 30 tiết gồm 15 tiết giáo viên tự nghiên cứu và 15 tiết bồi dưỡng tập trung. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn tài liệu sẽ không thể tránh khỏi những sai sót và bất cập. Rất mong quí thầy quí cô thông cảm chia sẻ và góp ý chân tình thẳng thắn để chúng tôi có được những kinh nghiệm thật sự bổ ích. NHÓM TÁC GIẢ Dương Xuân Sự Chuyên viên phòng GDTrH Thái Thị Lợi TPCM trường THPT Chuyên Quảng Bình 1 Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khái niệm lịch sử địa phương Để xác định được mục đích yêu cầu của việc dạy và học Lịch sử địa phương chúng tôi nghĩ trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm Lịch sử địa phương muốn hiểu đúng khái niệm Lịch sử địa phương trước hết ta cần hiểu thuật ngữ địa phương Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm địa phương có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất có thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như các xã huyện tỉnh thành phố. Với nghĩa thứ hai có thể gọi địa phương là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác ví dụ miền Nam miền