Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với nấm Helminthosporium turcicum gây bệnh đốm lá lớn trên bắp. Khả năng đối kháng của 6 chủng xạ khuẩn đối với nấm H. turcicum được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 4 lần lặp lại. Mời các bạn tham khảo! | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA XẠ KHUẨN ĐỐI VỚI NẤM Helminthosporium turcicum GÂY BỆNH ĐỐM LÁ LỚN TRÊN BẮP Võ Thị Lụa1 Trần Văn Dũng2 và Lê Minh Tường2 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn Bảo vệ thực vật Trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với nấm Helminthosporium turcicum gây bệnh đốm lá lớn trên bắp. Khả năng đối kháng của 6 chủng xạ khuẩn đối với nấm H. turcicum được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy 3 chủng xạ khuẩn BM-VL12 TÔ-VL11d và KS-ST6b thể hiện khả năng đối kháng cao với nấm gây bệnh đốm lá lớn trên bắp với bán kính vòng vô khuẩn lần lượt là 18 00 mm 14 25 mm và 13 25 mm và hiệu suất đối kháng lần lượt là 40 36 37 41 và 37 01 đến thời điểm 10 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Bên cạnh đó khả năng ức chế bào tử nấm H. turcicum mọc mầm của 3 chủng xạ khuẩn BM-VL12 TÔ-VL11d và KS- ST6b cũng được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy chủng BM- VL12 thể hiện khả năng ức chế sự mọc mầm của bào tử nấm H. turcicum cao nhất với tỷ lệ bào tử nấm mọc mầm thấp nhất là 22 54 ở thời điểm 48 giờ sau xử lý. Ngoài ra khả năng ức chế sự phát triển tản nấm H. turcicum của 3 chủng xạ khuẩn trên cũng được thực hiện với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy chủng BM-VL2 có khả năng ức chế sự phát triển tản nấm cao nhất với đường kính sự phát triển tản nấm thấp nhất là 42 75 mm ở thời điểm 10 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Từ khóa Bắp bệnh đốm lá lớn Helminthosporium turcicum xạ khuẩn ức chế sự mọc mầm bào tử nấm ức chế sự phát triển tản nấm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 5 Ngày nay biện pháp phòng trừ sinh học đã và đang Ở Việt Nam cây bắp Zea mays L. là cây lương được áp dụng rộng rãi và là hướng nghiên cứu mới thực đứng thứ hai sau cây lúa và với đặc điểm dễ đầy tiềm năng trong phòng trị bệnh cây trồng. Việc canh tác phù hợp với nhiều loại đất trồng ít tốn công sử dụng các biện pháp sinh học .