Bài viết tìm hiểu về cơ sở lý luận về tăng trưởng xanh và tăng trưởng xanh trong nông nghiệp, đánh giá việc thực hiện tăng trưởng xanh trong nông nghiệp ở Việt Nam để đề xuất một số giải pháp cho ngành nông nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp . | TĂNG TRƯỞNG XANH TRONG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ThS. Trần Thị Thoa Học viện Hành chính Quốc gia Tóm tắt Tăng trưởng nông nghiệp xanh đã giúp nhiều nước trên thế giới đạt được nền nông nghiệp bền vững cải thiện được năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp duy trì đa dạng các sản phẩm nông nghiệp bảo vệ hệ sinh thái trong điều kiện đất đai và tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Với việc vận dụng phương pháp thống kê mô tả nghiên cứu này tìm hiểu về cơ sở lý luận về tăng trưởng xanh và tăng trưởng xanh trong nông nghiệp đánh giá việc thực hiện tăng trưởng xanh trong nông nghiệp ở Việt Nam để đề xuất một số giải pháp cho ngành nông nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp . Từ khoá Tăng trưởng xanh tăng trưởng xanh trong nông nghiệp cách mạng công nghiệp nông nghiệp Abstract The growth of green agriculture has helped many countries around the world achieve sustainable agriculture improving the productivity and quality of agricultural products maintaining a diverse range of agricultural products protecting the ecosystems in the condition of land and resources is increasingly exhausted. With the use of descriptive statistics this study explores the theoretical basis for green growth and green growth in agriculture assesses the implementation of green growth in agriculture in Vietnam to propose some solutions for the agricultural sector implement green growth in the context of the Industrial Revolution . Key words green growth green growth in agriculture industrial revolution agriculture . 89 1. Cơ sở lý luận về tăng trưởng xanh và tăng trưởng xanh trong nông nghiệp Tăng trưởng xanh được nhiều tổ chức quốc tế đề cập trên cơ sở hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải kết hợp với phục hồi và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và đảm bảo an toàn đời sống của con người. Liên hợp quốc cho rằng Một nền kinh tế xanh có thể được định nghĩa là