"Ebook Cải cách thể chế quản lý hành chính công ở Việt Nam hiện nay" trình bày khung qui chuẩn của cải cách thể chế ở Việt Nam; khung qui chuẩn từ góc độ so sánh; cải cách thể chế và kế hoạch tổng thể cải cách hành chính nhà nước. | Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Cải cách hành chính và Chống tham nhũng Loạt báo cáo nghiên cứu thảo luận chính sách Cải cách thể chế quản lý hành chính công ở Việt Nam hiện nay _ Giáo sư Martin Painter Trưởng nhóm Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp Chuyên gia cao cấp Thạc sĩ Chu Quang Khởi Chuyên gia nghiên cứu Tháng 5 năm 2009 Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP là mạng lưới phát triển toàn cầu của Liên Hợp quốc tuyên truyền vận động cho sự đổi mới và là cầu nối giữa các quốc gia với tri thức kinh nghiệm và nguồn lực để giúp người dân xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi có mặt ở 166 quốc gia giúp họ nghiên cứu và đưa ra giải pháp riêng của mỗi quốc gia nhằm giải quyết những thách thức trong phát triển của quốc gia và toàn cầu. Khi những quốc gia này hướng tới tăng cường năng lực quốc gia họ có thể dựa vào sự hỗ trợ của UNDP và rất nhiều đối tác của chúng tôi. Loạt bài báo cáo nghiên cứu chính sách về Cải cách hành chính công và Chống tham nhũng này do Ông Jairo Acuña- Alfaro Cố vấn Chính sách về Cải cách hành chính và Chống tham nhũng của UNDP Việt Nam điều phối và biên tập. Đây là những nghiên cứu phân tích xu thế của các tiến trình và biện pháp thực hiện cải cách hành chính công trong các lĩnh vực cụ thể của nền hành chính công ở Việt Nam. Để giải quyết những thách thức về kinh tế xã hội chính trị và môi trường mà Việt Nam đang phải đối mặt các nhà hoạch định chính sách cần những luận cứ thực chứng. Những bài nghiên cứu chính sách này nhằm cung cấp một số nội dung cho những thảo luận hiện nay về đổi mới chính sách từ đó góp phần thúc đẩy hơn nữa những nỗ lực phát triển của Việt Nam. Ba nguyên tắc chủ đạo trong thực hiện những nghiên cứu chính sách này là i nghiên cứu thực chứng ii sâu sắc về học thuật và độc lập trong phân tích và iii hợp lý về mặt xã hội và có sự tham gia của các bên liên quan. Để đạt được ba nguyên tắc đó đòi hỏi cách tiếp cận nghiên cứu chuyên sâu và xác định một cách hệ thống và cặn kẽ các biện pháp chính sách nhằm .