Bài báo bao gồm các nội dung: giới thiệu về di tích hội quán Quỳnh Phủ của người Hoa gốc Hải Nam tại Quy Nhơn; báo cáo hiện trạng của hội quán; phân tích giá trị của các yếu tố kiến trúc – mỹ thuật tại hội quán; đề xuất các phương pháp bảo tồn di sản trong tương lai phát triển của thành phố Quy Nhơn. | BẢO TỒN GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC MỸ THUẬT CỦA HỘI QUÁN QUỲNH PHỦ QUY NHƠN Lê Tuấn Mỹ Khoa Kiến trúc Mỹ thuật Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD ThS. KTS. Hoàng Hải Yến TÓM TẮT Trong lịch sử phát triển hàng hải và bối cảnh chính trị từ Thế kỷ XVI cho đến đầu Thế kỷ XX người Trung Hoa đã di cư và xuất hiện tại các quốc gia trong vùng biển Đông Nam Á. Tại Quy Nhơn Bình Định người gốc Hoa đã từng xây dựng Hội quán Quỳnh Phủ đây là hội quán đặc sắc và lộng lẫy nhất trong số các hội quán còn tồn tại ở thành phố Quy Nhơn. Hội quán Quỳnh Phủ tuân thủ nguyên gốc kiến trúc đền miếu cổ Trung Hoa và hệ thống chi tiết kết cấu trang trí chạm khắc vô cùng tinh xảo. Đây là di tích còn nguyên vẹn nhất quan trọng nhất và có giá trị nhất về kiến trúc và trang trí thẩm mỹ trong số những di tích của người Hoa tại Quy Nhơn. Ngoài ra đây cũng là một di tích văn hóa - lịch sử chứa đựng những ký ức của quá khứ là nơi để thế hệ cư dân tiếp theo dễ dàng hiểu rõ hơn về lịch sử của những tiền nhân đi trước trong quá trình phát triển của một cộng đồng một vùng đất. Tuy nhiên trong quá trình phát triển đô thị những hội quán cổ của người gốc Hoa đã không được quan tâm và gìn giữ khiến cho hội quán Quỳnh Phủ xuống cấp nặng nề vì vậy cần có biện pháp để bảo tồn di tích hội quán. Bài báo bao gồm các nội dung giới thiệu về di tích hội quán Quỳnh Phủ của người Hoa gốc Hải Nam tại Quy Nhơn báo cáo hiện trạng của hội quán phân tích giá trị của các yếu tố kiến trúc mỹ thuật tại hội quán đề xuất các phương pháp bảo tồn di sản trong tương lai phát triển của thành phố Quy Nhơn. Từ khóa Bảo tồn di sản kiến trúc mỹ thuật hội quán. 1 MỞ ĐẦU Giới thiệu chung về hội quán người Hoa Trong tiến trình lịch sử cộng đồng di dân người Hoa đến từ một số khu vực duyên hải phía Nam Trung Hoa như Quảng Đông Phúc Kiến Triều Châu Hải Nam đã liên tục giao lưu văn hóa hội nhập cùng với khối cộng đồng dân cư bản địa. Bên cạnh đó những nét đặc trưng truyền thống của dân tộc vẫn còn được giữ gìn và phát huy cho đến tận .