Tham khảo tài liệu 'kỹ thuật nhiệt điện in ra . chương 1', kỹ thuật - công nghệ, năng lượng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | PHẦN 1. KHÁI NIỆM VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN Chương 1. MỞ ĐAU CÁC NGUỒN NÀNG LƯỢNG có THE SẢN XUẤT ĐIỆN NÀNG Sự phát triển năng lượng ở mỗi quốc gia phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên vào tiềm lực khoa học kỹ thuật tiềm năng kinh tế và mức độ phát triển các ngành của nền kinh tế. Các nhà máy có nhiệm vụ biến đổi năng lượng thiên nhiên thành điện năng được gọi là nhà máy điện. Năng lượng thiên nhiên dự trữ dưới nhiều dạng khác nhau và có thể biến đổi thành điện năng. Từ các dạng năng lượng dự trữ này có thể cho phép ta xây dựng các loại nhà máy điện khác nhau Từ năng lượng của nhiên liệu hữu cơ có thể xây dựng nhà máy nhiệt điện Từ năng lượng của dòng nước có thể xây dựng nhà máy thủy điện Từ năng lượng gió có thể xây dựng nhà máy điện sức gió Từ năng lượng sóng biển có thể xây dựng nhà máy điện thủy triều Từ năng lượng mặt trời có thể xây dựng nhà máy điện mặt trời Từ nguồn nóng trong lòng đất có thể xây dựng nhà máy điện địa nhiệt Từ năng lượng hạt nhân có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Trong giáo trình này chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu nhà máy nhiệt điện. Nhà máy nhiệt điện thực hiện việc biến đổi nhiệt năng của nhiên liệu thành cơ năng rồi điện năng quá trình biến đổi đó được thực hiện nhờ tiến hành một số quá trình liên tục một chu trình trong một số thiết bị của nhà máy. Nhà máy nhiệt điện hoạt động dựa trên hai nguyên tắc có thể theo chu trình thiết bị động lực hơi nước hoặc có thể là chu trình hỗn hợp tuốc bin khí-hơi. . NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN . Nhà máy điện áp dụng chu trình tuốc bin hơi nước Hiện nay trên thế giới người ta đã xây dựng được tất cả các loại nhà máy điện biến đổi các dạng năng lượng thiên nhiên thành điện năng. Tuy nhiên sự hoàn thiện mức độ hiện đại và giá thành điện năng của các loại nhà máy điện đó rất khác nhau tùy thuộc vào thời gian được nghiên cứu phát triển loại hình nhà máy điện đó. Đối vơi những nước đang phát triển như Việt Nam do nền công nghiệp còn chậm phát triển tiềm năng về kinh tế còn yếu do