Bài viết nêu ra chính sách điều chỉnh về kinh tế - xã hội nhằm mục đích hóa giải những thách thức và tận dụng cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại. Chẳng hạn, khoa học và công nghệ làm cho năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ tăng, chi phí thương mại giảm để tăng doanh thu Tây Nguyên, thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính tiện ích cho cuộc sống cá nhân. Mời các bạn cùng tham khảo! | TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG ẢNH HƢỞNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TÂY NGUYÊN ThS. Huỳnh Tấn Hƣng Đại học Võ Trƣờng Toản Ngày nay cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động to lớn về kinh tế xã hội và môi trường ở mọi cấp độ như toàn cầu khu vực và từng quốc gia. Vì thế nước ta cần có những chính sách điều chỉnh về kinh tế - xã hội nhằm mục đích hóa giải những thách thức và tận dụng cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại. Chẳng hạn khoa học và công nghệ làm cho năng suất chất lượng và hiệu quả của sản phẩm dịch vụ tăng chi phí thương mại giảm để tăng doanh thu Tây Nguyên thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế nâng cao tính tiện ích cho cuộc sống cá nhân. Từ khóa cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hóa giải những thách thức tận dụng cơ hội Tây Nguyên. 1. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG LẦN THỨ TƢ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của khách hàng với chi phí phù hợp và xây dựng hệ thống sản xuất hàng loạt có khả năng linh hoạt điều chỉnh theo thay đổi của nhu cầu xã hội tạo ra lợi ích và tối ưu cho các bên liên quan. Đối với các nhà sản xuất cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chứng kiến sự du nhập của các công nghệ tiên tiến giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới tăng hiệu quả sản xuất thúc đẩy sáng tạo và phát triển của nền công nghiệp trong dài hạn. Chi phí vận chuyển và liên lạc giảm dây chuyền cung cấp hiệu quả hơn chi phí thương mại được giảm thiểu. Đối với người tiêu dùng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn sẽ thay đổi phương thức tiêu dùng thời gian tiếp cận sản phẩm. Các hoạt động như tiêu dùng sử dụng dịch vụ cơ bản đều có thể thực hiện từ xa. Ngoài ra người tiêu dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm rõ ràng hơn do áp lực duy trì lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Chẳng hạn ngành dệt may có thể sẽ hoàn toàn tự động hóa từ khâu tự động quét cơ thể người để lấy số đo cho đến sản phẩm cuối cùng ngành lắp ráp ôtô cũng sẽ hoàn toàn tự động. Cơ quan doanh