Bài viết nghiên cứu tình hình áp dụng công cụ chống bán phá giá của Việt Nam thời gian qua để từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường sử dụng công cụ hữu ích này. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CÔNG CỤ PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI QUAN TRỌNG CẦN ĐƢỢC TĂNG CƢỜNG SỬ DỤNG ĐỂ BẢO VỆ SẢN XUẤT TRONG NƢỚC Ths. Trần Quang Phong Khoa Kinh tế amp QTKD- ĐH Hải Phòng TÓM TẮT Trong bối cảnh mở cửa thị trường thực hiện các cam kết quốc tế đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do FTA đã ký kết cũng như dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp các ngành sản xuất của Việt Nam đang phải đương đầu với những thách thức to lớn từ áp lực cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với quy định của WTO mà đặc biệt là công cụ chống bán phá giá được coi là rất cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam. Bài viết này trên cơ sở nghiên cứu tình hình áp dụng công cụ chống bán phá giá của Việt Nam thời gian qua để từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường sử dụng công cụ hữu ích này. Từ khóa FTA Phòng vệ thương mại Bán phá giá Chống trợ cấp Tự vệ ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay Việt Nam đang tích cực tham gia với việc đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do FTA quan trọng với các đối tác lớn. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội nền kinh tế Việt Nam lại đang đứng trước nhiều thách thức lớn khi phải mở cửa thị trường cho hàng hóa nước ngoài thông qua các cam kết cắt giảm và loại bỏ thuế quan. Mở cửa thị trường cho hàng hóa nước ngoài thì cũng đồng thời xuất hiện những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường Việt Nam đặc biệt là việc giá bán quá thấp gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Với hiện tượng trên đã từ rất sớm các nước trên thế giới đặc biệt các nước phát triển đã sử dụng có hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại PVTM như chống bán phá giá chống trợ cấp và tự vệ thương mại để bảo vệ các doanh nghiệp của mình trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu. Trong khi đó ở Việt Nam bởi